Doanh nghiệp này hiện có hợp đồng xuất khẩu 13.000 tấn gạo nếp ra thị trường nước ngoài.
Cũng theo bà Lệ, liên quan đến việc xuất khẩu 400.000 tấn gạo của Việt Nam, Long An cũng đã xuất 5.500 tấn gạo, trong đó sản lượng nếp chiếm một lượng lớn.
Công ty Lương thực thực phẩm Long An vừa xuất sang thị trường Indonesia 6 container gạo nếp.
Tại cuộc họp chiều 20/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tạm ứng trước 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tại cảng nhưng chưa có tờ khai hải quan.
Trước mắt, việc xuất khẩu gạo nếp vẫn diễn ra bình thường. Bộ Công Thương phối hợp Bộ NNPTNT rà soát, đánh giá tổng thể cung cầu thị trường trong nước để điều hành xuất khẩu bảo đảm không để xảy ra thiếu hụt.
Theo Sở Công Thương tỉnh Long An, hiện lượng gạo nếp tồn kho của doanh nghiệp trong tỉnh hơn 56.000 tấn; trong khi mặt hàng gạo nếp tiêu thụ trong nước rất ít, phần lớn sản xuất để phục vụ xuất khẩu.
Ông Nguyễn Quang Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (Long An) cho biết, công ty đã đóng khoảng 500 container, tương đương 12.500 tấn gạo nếp từ hôm 20/3, nhưng mãi đến nay vẫn chưa thể xuất khẩu được.
Cũng theo ông Hòa, hàng chục năm nay, Dương Vũ là một trong những công ty xuất khẩu gạo nếp hàng đầu ở ĐBSCL, với sản lượng khoảng 220.000 tấn/năm.
Công ty liên kết và bao tiêu gần 50.000 ha đất trồng nếp với nông dân Long An, An Giang…. Tuy nhiên, gần đây Dương Vũ cũng như nhiều công ty chuyên về gạo nếp gặp khó khăn vì việc tạm dừng xuất khẩu.
Ông Nguyễn Chí Thiện – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, vụ đông xuân vừa qua, Long An có khoảng 50.000 ha làm lúa nếp.
“Năm nay, nếp trúng mùa, được giá với khoảng 6 tấn/ha và giá bán từ 6.000 – 6.500 đồng/kg”, ông Thiện thông tin.
Do đó, tỉnh Long An có văn bản gửi Bộ Công thương xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho xuất khẩu mặt hàng gạo nếp không hạn chế số lượng, nhằm giải quyết lượng tồn kho cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện để nông dân tiếp tục tiêu thụ nếp với giá có lợi.
Vụ đông xuân năm nay, nông dân trồng lúa nếp ở Long An được mùa, được giá.
“Nếu Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo nếp bình thường thì ngành hải quan cần nhanh chóng hoàn tất thủ tục xuất khẩu cho các doanh nghiệp, vì nếu để lâu các doanh nghiệp càng gánh thêm chi phí phát sinh tại kho cảng, quan trọng hơn là chất lượng nếp sẽ giảm dẫn đến mất giá”, bà Lệ kiến nghị.
Cũng theo bà Lệ, hiện Long An có 25 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong đó có 4 – 5 doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu nếp. Các doanh nghiệp này đều có hợp đồng xuất khẩu gạo, nếp hàng năm với thị trường nước ngoài.