LS. Nguyễn Thế Truyền: "Vấn đề của ngành hàng không cần được giải quyết bài bản"

03/05/2020 11:07
(Dân Việt) PV đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh xung quanh những vướng mắc xảy ra giữa khách hàng và các hãng hàng không quanh câu chuyện xáo trộn về chuyến bay, lịch bay và giá vé vì ảnh hưởng của dịch Covid - 19.

ls. nguyen the truyen: "van de cua nganh hang khong can duoc giai quyet bai ban" hinh anh 1

Ít chuyến, chi phí cao, tăng giá vé

Liên quan đến có ý kiến cho rằng bán nhiều vé nhưng chuyến bay ít theo ông, điều này có gì bất thường không?

- Trước tiên, tôi nhận thấy trong các vấn đề quan trọng, cấp bách của ngành hàng không hiện nay, vé máy bay chưa phải là vấn đề lớn. Việc điều chuyển lịch bay trong điều kiện dịch dã như thế này là bình thường nhưng một vài thiếu sót trong quá trình thực hiện đã bị trầm trọng hóa và đưa lên MXH khiến vụ việc đi quá xa.   

Còn bán nhiều bay ít thì phải xem xét cụ thể. Hãng hàng không bán nhiều vé nhưng chuyến bay ít thì phải làm rõ việc bán vé này từ bao giờ, có phải trong tình trạng có dịch Covid - 19 hay không? Còn thực tế chung bây giờ không riêng gì hãng hàng không của Việt  Nam mà kể cả các hãng hàng không trên thế giới đều có quyền bán vé máy bay trước 1 tháng, 3 tháng, 1 năm…

Nếu việc bán vé không liên quan mùa dịch nhưng thời gian bay ghi trên vé lại diễn ra đúng lúc có dịch, do cơ quan chức năng yêu cầu phải hạn chế số chuyến bay, thực hiện giãn cách trên tàu bay thì hãng bay phải tuân thủ và khách hàng có quyền đề nghị trả lại tiền, bảo lưu hoặc đổi sang chuyến bay khác.

Thực tế khách hàng phản ứng về giá vé cao hơn bình thường và phải nộp tiền chênh lệch đổi vé…?

- Đối với việc tiền vé máy bay cao hơn bình thường (trước khi có dịch Covid – 19), cần hiểu rằng khi thực hiện giãn cách xã hội, các hãng vận tải hoạt động trở lại mà chỉ được phép sử dụng 50% số ghế đã đặt thiết kế cho từng phương tiện. Các hãng phải bỏ trống ghế liền kề theo yêu cầu phòng dịch. Bình thường chuyến bay 250 khách, giờ chỉ được phép nhận 125 khách. Các chi phí bảo đảm cho an toàn phòng dịch cũng tăng. Theo nguyên tắc kinh doanh, các chi phí đó được cộng vào giá vé nên giá vé tăng là điều rất dễ hiểu.

Đó là chưa kể nhu cầu bay của khách tăng cao, trong khi Bộ GTVT cấp phép số lượng chuyến bay nội địa rất ít. Bình thường có tới mấy trăm chuyến bay nội địa mỗi ngày, giờ chỉ một, hai chục chuyến/ngày. Cung – cầu mất cân đối, hàng không lại hoạt động theo cơ chế thị trường, không được trợ giá. Ngay cả chuyến bay mang tính chất giải cứu công dân, hãng cũng không được nhà nước hỗ trợ kinh phí. Nhìn rộng ra hàng không thế giới thời đại dịch, giá vé như vừa qua ở ta là còn rẻ.

Đối với khoản tiền chênh lệch, khi có dịch, mọi chi phí đều tăng lên. Lịch bay liên tục thay đổi, cả Cục Hàng không và hãng hàng không đều bị động, đều nương theo mức độ nguy cơ dịch và theo chỉ đạo. Việc thay đổi chuyến bay, phải nộp tiền chênh lệch liên quan nhiều đến các biện pháp chống dịch, là tình hình chung của cả xã hội. 

Nếu hãng bay không làm tốt công tác phòng chống dịch, để dịch xảy ra do lỗi chủ quan của hãng thì chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý.         

Nhưng có khách phản ánh họ bị đổi lịch bay, cá biệt có chuyến mới trùng giờ lịch cũ cũng phải đổi vé, nộp tiền chênh lệch?

- Điều này phải xem lại hôm đó Cục hàng không có điều chỉnh gì lịch bay không? Lịch của các hãng có phải cân đối lại không? Hãng thông báo thế nào, chính sách có thỏa đáng không? Nếu hãng tự ý hoặc do lỗi của hãng thì khách yêu cầu hãng phải giải quyết khoản chênh lệch đổi vé đó. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị hãng hàng không xâm phạm thì hoàn toàn có quyền gửi đơn đề nghị hãng giải quyết, thỏa thuận lại quyền lợi. Nếu hãng không đồng ý thỏa thuận, khách hàng có quyền gửi đơn lên Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh. Trong trường hợp không được giải quyết, khách hàng có thể khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo điều 145 của Luật Hàng không.

Cần ưu tiên giải quyết vấn đề lớn của hàng không

Vậy việc các hãng hàng không bán vé trước cả tháng, thậm chí trước nhiều tháng có phải là hình thức chiếm dụng tiền và vi phạm pháp luật không, thưa ông?

- Tôi khẳng định luôn là không! Vì trước hết, việc mua và bán vé là một thỏa thuận tự nguyện để sử dụng dịch vụ với nhau. Tiền trong túi khách hàng, không ai bắt khách hàng phải mua vé cả. Thực tế, khách hàng mua vé trước 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… đã được hãng hàng không thông báo về quyền lợi, trách nhiệm và thường có mức giá rẻ hơn so với mua sát ngày bay. Nếu đến ngày bay nhưng lại rơi đúng vào thời điểm dịch bệnh, cơ quan quản lý yêu cầu phải thực hiện giãn cách, giảm số chuyến bay… thì khách hàng có quyền thỏa thuận lại với hãng. Cơm chưa ăn gạo còn đó. Điều này hoàn toàn không liên quan tới chuyện chiếm dụng tiền của khách hàng và không vi phạm pháp luật.

Nhưng không sai thì sao mới đây, Cục Hàng không Việt Nam ra văn bản yêu cầu: Đối với những chuyến bay đã được mở bán không theo phép đã cấp, hãng hàng không phải hoàn lại tiền cho khách hàng; Các hãng hàng không chỉ được mở bán các chuyến bay đã được Cục hàng không cấp phép bay. Ông nghĩ sao về điều này?

- Có thể Cục Hàng không đang thiên lệch trong điều tiết lợi ích của khách hàng và hãng hàng không. Và, như tôi đã nói, vụ việc tuy nóng nhưng không lớn. Các bên tham gia vụ việc này đang thiếu cái đầu lạnh, bị sa vào tiểu tiết, cách giải quyết vội vàng. Có những khách hàng mang xăng đi dập lửa, phản hồi của hang thì chưa đủ nhanh và đủ kênh lúc bùng phát. Hay như Cục Hàng không Việt Nam ra văn bản này là có dấu hiệu can thiệp quá sâu và giao dịch dân sự, giao dịch thương mại liên quan mua bán dịch vụ. Nên nhớ, hai bên đã thỏa thuận tự nguyện với nhau trong việc mua vé máy bay. Nếu khách hàng muốn được hoàn trả tiền thì phải làm việc trực tiếp với hãng, chưa ổn mới cần đến cơ quan chức năng.

Việc đặt mua vé trước một hoặc nhiều tháng là một giao kết dân sự phổ biến ở tất cả các hãng hàng không trên thế giới. Đó còn là quyền lợi của khách hàng, vì mua càng sớm, khách càng được hưởng giá vé thấp.

Với hãng bay, việc không được bay đồng nghĩa với anh đang chết (gần 200 máy bay của các hãng hàng không Việt đang trùm mền – PV), đang trong hành trình phá sản. Và cấm bán vé trước, bán vé dài hạn chẳng khác nào việc bác sĩ rút ống thở của bệnh nhân đang nguy cấp. Vì vậy, vấn đề của ngành hàng không cần được giải quyết bài bản và ưu tiên một số việc quan trọng mang tính sống còn của ngành.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

65k gói bim bim mang danh “tacos đi bộ” ở Hà Nội khiến dân tình xôn xao, càng “dậy sóng hơn” khi chủ quán lên tiếng
8 giờ trước
Mở bán được vài tuần, quán taco ở Hà Nội không chỉ bị chê đắt mà còn khiến dân tình dậy sóng vì cách phản ứng của chủ quán.
Trong 3 tháng, Mỹ đã tăng mua một mặt hàng của Việt Nam, trị giá vượt 2 tỷ USD
8 giờ trước
Đây là dấu hiệu tích cực.
Vụ Mercedes-Benz S 450 L giá hơn 5 tỷ của Duy Mạnh bị cháy: Bảo hiểm định giá 2,9 tỷ, bên bán nói do chuột, chủ xe vẫn kiện tiếp
7 giờ trước
Mâu thuẫn giữa ca sĩ Duy Mạnh và bên bán chiếc Mercedes-Benz S 450 L Luxury bị cháy đang trở thành chủ đề bàn tán trên MXH.
Campuchia gửi 98% sản lượng một loại ‘báu vật’ sang Việt Nam: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta là ‘trùm’ xuất khẩu của thế giới
7 giờ trước
Việt Nam đã nhập khẩu gần 300 nghìn tấn hàng ‘cứu tinh’ từ Campuchia kể từ đầu năm đến nay.
Doanh số 'khủng' của loại bỉm từng gây tranh cãi Gooby: Thu về hơn 41 tỷ đồng trên TikTokShop, tăng trưởng tới 2.400%
7 giờ trước
Thương hiệu bỉm Gooby thuộc top 5 ngành hàng thuộc nhóm sức khỏe có doanh số cao nhất trên sàn thương mại điện tử trong quý 1/2025, theo Metric.

Tin cùng chuyên mục

Suzuki bất ngờ ra mắt mẫu xe tay ga khiến nhiều người phải 'yêu' ngay từ cái nhìn đầu tiên
6 giờ trước
Suzuki Burgman 400 2025 là mẫu xe tay ga đến từ Nhật Bản, thoạt nhìn có vẻ không mấy ấn tượng nhưng thực tế đây lại là một mẫu xe vô cùng thực dụng, vừa phù hợp để di chuyển hàng ngày vừa phù hợp để di chuyển trong những hành trình dài.
Chặng bay nào 'nóng' nhất dịp 30/4-1/5?
5 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng bay trong nước tăng tần suất chuyến bay, nhất là đường bay Hà Nội - TPHCM để phục vụ hoạt động kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nam thanh niên Gen Z trúng Jackpot hơn 186 tỉ đồng nhưng nói không ai tin
12 giờ trước
Anh D. cho biết đã chuẩn bị kế hoạch sử dụng hợp lý số tiền trúng thưởng sau khi tham khảo ý kiến của người thân.
"Cái giá phải trả" khi tò mò ăn thử món burger mì tôm độc lạ: 50k có phải quá đắt?
14 giờ trước
Sự kết hợp gây tò mò giữa mì gói và burger đang khiến dân mạng rần rần, nhưng liệu hương vị sẽ thế nào?