Luật Chứng khoán sửa đổi: Thêm gợi ý cho phương án nới room ngoại lên 100%

22/10/2018 10:55
Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên mức tối đa 100% nhưng trên thực tế việc thực hiện không phải dễ dàng...

Buổi đối thoại trực tiếp giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với đại diện 13 quỹ đầu tư thuộc Hiệp hội Các tổ chức giao dịch chứng khoán châu Á (ATF), nơi có 29 thành viên là các quỹ đầu tư lớn đang quản lý tài sản hơn 500 tỷ USD, diễn ra tại Hà Nội ngày 19/10 đã ghi nhận sự cầu thị và lắng nghe từ phía các nhà làm chính sách.

Tại cuộc đối thoại lần này, hầu hết đều là những gương mặt quen thuộc với Việt Nam. Đại diện các quỹ đầu tư lớn, thành viên của ATF, tham dự hầu hết đều có thời gian dài đầu tư  tại Việt Nam như: Dragon Capital, Vinacapital, Flanklin/Templeton HK, HSBC Global Asset HK, PXP Vietnam Aset Management.... Và vì vậy, các tổ chức này đã và đang hiểu rất rõ tình hình Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối thoại để tốt hơn

Hai trong số những kiến nghị được các nhà đầu tư quan tâm nhất là vấn đề sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và mô hình chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (None voting depository receipt- NVDR). Mặc dù, Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên mức tối đa 100% nhưng trên thực tế việc thực hiện không phải dễ dàng.

Đại diện các quỹ đầu tư cũng nêu ra những kiến nghị cụ thể khác như: yêu cầu ký quỹ đầy đủ trước khi giao dịch, quy trình xin cấp mã số giao dịch (STC) hiện tại còn khá phức tạp về thủ tục, quy định về lô giao dịch thỏa thuận trên cả hai sàn HOSE và HNX, quy định về giao dịch lô lẻ trên sàn HOSE, cải tiến quy trình tham gia IPO ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, IPO phải kết hợp niêm yết theo đúng thông lệ quốc tế, đẩy mạnh việc công bố thông tin thị trường và doanh nghiệp bằng Anh ngữ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có được một sân chơi bình đẳng hơn.

Trả lời cho những kiến nghị của các nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết ông đánh giá cao các cuộc đối thoại tiếp xúc như thế này và nhấn mạnh, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các bên sẽ giúp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch chứng khoán nghiên cứu và xem xét để cải thiện khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán cũng như cung cấp kinh nghiệm trong điều hành thị trường chứng khoán. 

Điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn khi thời điểm này, Luật Chứng khoán đang trong quá trình sửa đổi, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và phê duyệt trong 2 kỳ họp năm 2019. 

"Nếu theo chương  trình đó, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Và những đóng góp của các bạn sẽ là cực kỳ quan trọng để chúng tôi đưa vào nội dung sửa đổi của Luật Chứng khoán", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trần Văn Dũng nói.

Liên quan đến câu chuyện sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và mô hình NVDR, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đang trong quá trình nghiên cứu. Sau 3 năm thực hiện Nghị định 60/2015/NĐ-CP, câu chuyện nới room tới 100% cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được và NVDR được khởi động trở lại. 

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Dũng, mô hình NVDR không nhất thiết phải đưa vào Luật Chứng khoán và có thể xử lý bằng các văn bản dưới luật. "Chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình NVDR và HOSE đã trình vào quý IV. Tuy nhiên chúng tôi chưa xác nhận là sẽ làm", ông Dũng bày tỏ quan điểm.

Vốn ngoại vẫn vào ròng

"Không chỉ tham gia cuộc đối thoại này mà chúng tôi đã từng làm việc cùng nhau trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam và chúng tôi tiếp tục cam kết sự tiếp tục hợp tác và mang câu chuyện Việt Nam ra ngoài thế giới", ông Jeffrey Goh, Giám đốc điều hành Tập đoàn Maybank Kim Eng (MBKE) đã bắt đầu như vậy khi được hỏi về kết quả của cuộc đối thoại. Trong vòng hai năm, MBKE đã mang hơn 30 công ty Việt Nam đi tiếp xúc và kết nối với các nhà đầu tư quốc tế tại các hội thảo, diễn đàn khu vực châu Á.

Việt Nam có một thị trường chứng khoán sôi động trong năm ngoái và đang chuẩn bị cho việc nâng cấp từ thị trường cận biên lên thị trường mới đổi. Và trong bối cảnh hiện nay khi mà căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang diễn ra, thì Việt Nam sẽ là địa chỉ được các nhà đầu tư lựa chọn để tránh sự rủi ro.

Thông tin thêm về tình hình Việt Nam và thị trường chứng khoán, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: 2018 là năm đầy biến động trên thị trường tài chính thế giới mà chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, Fed tăng lãi suất điều hành và sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2020. Thứ hai, diễn biến phức tạp trong chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ, đã đang và sẽ còn tác động vào môi trường đầu tư.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng 6,7%. Đến thời điểm này, hầu hết các tổ chức lớn đều giữ quan điểm về dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt  bằng hoặc hơn mức 6,7%. Đây là tín hiệu rất đáng mừng.

Trên thị trường chứng khoán, năm 2017 thị trường chứng khoán tăng trưởng ngoạn mục với quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% GDP, chỉ số VN-Index tăng 48%. Năm 2018, mặc dù biến động, các chỉ số không tăng nhưng giảm không đáng kể. Quy mô vốn hóa thị trường tăng từ mức 70% GDP (đầu năm 2018) lên mức 80% GDP (tháng 10/2018).

Khi lãi suất kho bạc Mỹ tăng cao vào tháng 9, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã rút vốn và rút nhiều ra khỏi thị trường châu Á. Trong bối cảnh làn sóng rút vốn như vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn giữ được mức tăng nhất định. 

Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 9/10, dòng vốn vào ròng ước đạt 2,89 tỷ USD, tăng 0,59 tỷ USD (trong vòng 4 tháng), xấp xỉ bằng mức vào ròng của cả năm 2017 (2,92 tỷ USD). Con số này là khả quan nếu so sánh với tình hình dòng vốn rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi thời gian gần đây (tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng từ 07 thị trường châu Á gồm: Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia với tổng giá trị hơn 27,34 tỷ USD.  

Tính đến ngày 9/10, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với mức 35,7 tỷ USD tại này 26/6, khi thị trường có những biến động mạnh. Nếu so với mức 32,8 tỷ USD của cuối năm 2017 thì giá trị danh mục tại thời điểm hiện nay là tăng. Đáng chú ý là số dư tiền mặt trên tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài ở mức cao: 25,2 nghìn tỷ đồng (tại ngày 9/10), sẵn sàng giải ngân trên thi trường.

Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục sôi động thời gian gần đây. Riêng trong tháng 9, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng giá trị cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu là 764 tỷ đồng. Từ đầu tháng 10 đến hết ngày 9/10, giá trị mua ròng đạt 10.230 tỷ đồng (bao gồm cả giao dịch mua thoả thuận khối lượng lớn cổ phiếu MSN giá trị 11.000 tỷ đồng).

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
9 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
4 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
5 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
5 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.