Luật Thuế thu nhập cá nhân lỗi thời: Bao giờ sửa?

06/02/2020 08:47
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với thời điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi có hiệu lực (tháng 7/2013) đã vượt trên 22%, song ngưỡng chịu thuế lỗi thời trong Luật Thuế TNCN vẫn giữ nguyên. Các chuyên gia cho rằng, nếu luật này không được sửa đổi, nhân tài sẽ không còn động lực, giảm tính cạnh tranh quốc gia.

Thưởng Tết 100 triệu, đóng thuế 25 triệu

Câu chuyện thuế thu nhập cá nhân (TNCN) lỗi thời lại nóng lên khi nhiều người vừa vui sướng vì được thông báo tiền thưởng Tết (có nơi gọi là tiền lương tháng 13) lên tới cả 100 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận tiền, họ choáng váng phải đóng thuế TNCN tới 35% số tiền đó.

Như trường hợp anh Hoàng Lâm (40 tuổi, Hà Nội), được thưởng 100 triệu đồng với danh hiệu lao động xuất sắc năm từ công ty. Thế nhưng, con số thực nhận khiến anh giật mình khi hơn 25 triệu đồng đã bị trừ thuế TNCN. “Cả năm lao động cật lực, mòn mỏi chờ tiền thưởng, để rồi hụt hẫng như bị dội gáo nước lạnh.

Theo quy định tại Điều 3, Luật Thuế TNCN sửa đổi năm 2012, thu nhập chịu thuế bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản tương đương. Ngoài ra, các khoản phụ cấp, trợ cấp và tiền thưởng... cũng thuộc diện chịu thuế. Thuế thu nhập với tiền thưởng Tết hiện cũng dựa theo biểu thuế luỹ tiến từng phần như với thu nhập từ tiền lương, với 7 bậc từ 5% đến 35% tương ứng với số tiền chịu thuế.

Với lương tháng thứ 13, hiện pháp luật không quy định về khoản tiền lương này và nó được xem là tiền thưởng cuối năm mà các doanh nghiệp (DN) tự đưa ra trong hợp đồng lao động. Do đó, nếu DN trả lương tháng 13 gộp cùng với thưởng Tết, người lao động sẽ phải chịu nhiều thuế TNCN hơn (số tiền chịu thuế bị cộng dồn). Trong khi, nếu DN trả riêng lương tháng thứ 13 và thưởng Tết thành 2 đợt, người lao động sẽ chịu thuế TNCN 2 lần với thuế suất thấp hơn nhiều.

Do cùng tính chất nộp thuế với tiền lương nên thưởng Tết cũng được tính giảm trừ bản thân 9 triệu đồng, và giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng trên mỗi người phụ thuộc. Ví dụ, người lao động có thưởng Tết 20 triệu đồng và không có người phụ thuộc, số tiền phải tính thuế sẽ là 12 triệu đồng (thuộc 3 bậc đầu của biểu thuế). Trong đó, 5 triệu khởi đầu sẽ tính thuế 5%, 5 triệu tiếp theo tính thuế 10% và 2 triệu còn lại tính thuế 15%.

Việc điều chỉnh ngưỡng thu nhập chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN đã được bàn thảo nhiều, thế nhưng, chưa điều chỉnh. Cuối năm 2019, báo Tiền Phong cũng có nhiều bài viết đề cập việc thuế TNCN đã lỗi thời.

Theo quy định, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% so với thời điểm Luật Thuế TNCN sửa đổi có hiệu lực (tháng 7/2013) sẽ phải sửa mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN. Từ tháng 7/2013 đến hết năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên hơn 22% song ngưỡng chịu thuế TNCN lỗi thời vẫn giữ nguyên.

Lo hụt thu ngân sách?

Luật thuế TNCN hiện hành quy định biểu thuế 7 bậc, thuế suất từ 5% đến 35%. Nguồn thu từ thuế TNCN có đóng góp lớn cho ngân sách hằng năm. Theo cơ quan thuế, tổng thu ngân sách năm 2019 từ thuế đạt 1.276.219 tỷ đồng, bằng 109,3% so với dự toán, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng thuế TNCN đạt trên 98.000 tỷ đồng, cao gấp đôi so với thu từ dầu thô.

Điều đáng nói là, trong vòng 10 năm trở lại đây, thu từ thuế TNCN tăng mạnh. Nếu năm 2010 thu được khoảng 26.000 tỷ thì hiện nay đã đạt gần 100.000 tỷ đồng, tăng 4 lần. Điều này phản ánh thực tế đối tượng chịu thuế suất lớn (số người có thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đồng trở lên) đang trở thành số đông.

Với thực tế hiện nay, nhu cầu cần lực lượng lao động chuyên môn cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thuế suất cao (30% và 35%) sẽ không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động. Mức thuế cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh nội bộ quốc gia và quốc tế trong thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao vào Việt Nam làm việc.

Một bất cập khác là sự chênh trong điều chỉnh mức thuế tại Luật thuế TNCN và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Trong khi DN ngày càng được ưu đãi về thuế và được giảm từ 25% vào năm 2010 xuống còn 20% năm 2020, thuế TNCN vẫn giữ nguyên về bước thuế và thuế suất. Điều này tạo áp lực đáng kể lên người chịu thuế TNCN.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Côngty Basico, thuế suất thuế TNCN chia làm 7 bậc, từ 5% đến 35% là rất dày và rất cao so với nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia... Do đó, cần sửa lại các mức này, giảm thuế suất, gia tăng mức giảm trừ gia cảnh để nuôi dưỡng nguồn thu, tránh vắt kiệt sức của người nộp. Làm như thế thì thuế TNCN mới công bằng và bền vững.

“Mức thuế TNCN như hiện nay không hợp lý, quá nhiều bậc, rắc rối và cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân. Tôi đề xuất chỉ nên giảm xuống 4 bậc thay vì 7 bậc như hiện nay, các mức thuế càng ít, càng đơn giản thì càng tốt. Quan trọng là đối với những người có thu nhập 5- 10 triệu đồng/tháng chỉ nên áp dụng mức thuế hợp lý. Mức thuế suất áp dụng tối đa chỉ nên là 20% thay vì 35% như hiện nay”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Ngày 5/2, xác nhận với PV Tiền Phong, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, vụ đã tổng hợp số liệu thống kê chỉ số CPI năm 2019 từ Tổng cục Thống kê gửi lên. Thống kê cho thấy, CPI cao hơn 22% so với thời điểm Luật Thuế TNCN sửa đổi có hiệu lực. Vụ này đã trình Tổng cục Thuế báo cáo lên Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp. Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng xác nhận đã trình và đang chờ phản hồi từ phía Chính phủ để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
37 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
50 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
47 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.