Lúc này không thể đi một mình, phải cùng bước để vượt qua khó khăn

Không thể đi một mình lúc này. Chúng ta phải cùng bước đi mới có thể cùng vượt qua cơn khủng hoảng này

Không thể đi một mình lúc này. Chúng ta phải cùng bước đi mới có thể cùng vượt qua cơn khủng hoảng này

 

Chi phí 140 tỷ đồng/tháng để duy trì hoạt động

Tại “Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP” sáng 20/8, các DN đồng loạt nêu ra khó khăn khi giãn cách xã hội kéo dài.

Tổng giám đốc Công ty Datalogic Việt Nam (Ý) ông Trần Tiến Phát cho biết, trước tháng 7/2021, doanh nghiệp có 831 nhân viên nhưng đến ngày 20/8, chỉ có 502 người đang làm việc theo mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 địa điểm”. Doanh số công ty sụt giảm từ 18,5 triệu USD (tháng 6) xuống 11 triệu (tháng 7). Nhân lực giảm 40% và doanh số cũng giảm 40% so với trước. 

Theo đại diện DN, những lao động bị thiếu là công nhân có tay nghề cao mà dây chuyền sản xuất không thể dễ dàng điền người khác vào trong thời gian ngắn. Người có kinh nghiệm thường là người có gia đình. Họ không thể bỏ cha mẹ già hay con trẻ để vào nhà máy làm việc theo mô hình “3 tại chỗ”.

Lúc này không thể đi một mình, phải cùng bước để vượt qua khó khăn
Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 

Trong khi đó, người lao động đang tham gia “3 tại chỗ” có chỗ ăn, chỗ nghỉ ngơi và có thu nhập nhưng đời sống tinh thần không như mong đợi. Nếu tiếp tục kéo dài, sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (IPV), thông tin, từ khi bắt đầu áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 đến nay, nhà máy Intel áp dụng phương án “1 cung đường - 2 địa điểm”, bố trí chỗ ở cho gần 1.870 lao động trực tiếp và khoảng 1.500 lao động gián tiếp từ các nhà thầu lưu trú tập trung tại rất nhiều khách sạn. 

Chi phí phát sinh tạm tính trong vòng một tháng, từ 15/7-15/8, đã hơn 140 tỷ đồng. Theo bà Uyên, nếu tính tới 15/9 thì khoản chi phí này không phải là gấp đôi mà lớn hơn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách và kế hoạch sản xuất của công ty trong dài hạn do hiện nay nhà máy IPV đang đảm nhận vai trò trụ cột trong chuỗi cung ứng sản phẩm vi mạch bán dẫn cho nhiều khách hàng trên thế giới. 

Đại diện Hiệp hội Thương mại Châu Âu (EuroCham) cho rằng, mô hình “3 tại chỗ” không phù hợp để áp dụng như một giải pháp lâu dài. Đồng thời, các DN đang không thể luân chuyển nhân lực để tiếp tục sản xuất do chính sách hạn chế đi lại nghiêm ngặt dẫn đến chất lượng sản xuất và tinh thần làm việc bị ảnh hưởng. 

Nới lỏng “3 tại chỗ”, công bố thông tin sức khỏe F0 sau tiêm chủng

Theo đại diện IPV kiến nghị, ưu tiên tiêm vắc xin mũi thứ 2 cho người lao động càng sớm càng tốt. Khi có mũi vắc xinthứ 2, khu sản xuất của DN sẽ sớm đạt miễn dịch cộng đồng, giúp hoạt động sản xuất quay lại với công suất 100%.

Theo đó, những lao động đã tiêm mũi 1 hiện đang làm việc ở nhà cũng sẽ được vào nhà máy tiêm mũi 2, công ty sẽ bố trí một khu vực riêng và xét nghiệm nhanh cho họ trước khi tiêm mũi 2. Nếu người lao động phải chờ tiêm mũi 2 tại nơi cư trú, khả năng thời gian quy định giữa 2 mũi tiêm sẽ kéo dài hơn, mất tác dụng của mũi vắc xin đầu tiên

IPV cho rằng, đây là phương án lâu dài, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí và người lao động dần ổn định tâm lý, sức khỏe khi trở về nhà sau giờ làm, tác động tốt đến năng suất lao động.

Lúc này không thể đi một mình, phải cùng bước để vượt qua khó khăn
  Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.

“Người lao động chỉ nên đi làm bằng xe đưa đón của doanh nghiệp, thay vì phương tiện cá nhân, để tránh việc phải dừng xe kiểm tra dọc đường, gây ùn tắc giao thông lẫn nguy cơ lây nhiễm tại các chốt”, bà Uyên nói.

Theo ông Lê Hữu Bình (Công ty Jabil Việt Nam), ngoài việc doanh nghiệp đưa đón người lao động tận nhà, thì trong nhà máy, họ cần được trang bị bảo hộ bằng PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân), khẩu trang N95 và tấm che giọt bắn. Mô hình này được thực hiện bởi công ty cùng tập đoàn tại Malaysia đã phát huy hiệu quả cao trong việc duy trì sản xuất an toàn, ổn định.

Tổng giám đốc Công ty Datalogic Việt Nam đề nghị Bộ Y tế công bố số liệu thống kê về các ca F0 đã tiêm chủng và khỏi bệnh, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn và mọi người cần có niềm tin vào tiêm chủng, giúp nhanh chóng đưa xã hội về trạng thái bình thường mới.

“Chúng tôi không dám xin giảm thuế hay giãn nợ mà chỉ mong chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp không bị phá vỡ, khi mà các nhà cung cấp nguyên vật liệu không thể sản xuất vì không đáp ứng được các yêu cầu của “3 tại chỗ” và giãn cách xã hội. Không thể đi một mình lúc này. Chúng ta phải cùng bước đi mới có thể cùng vượt qua cơn khủng hoảng này”, đại diện Công ty Datalogic Việt Nam nhấn mạnh.

Khó khăn cần đồng lòng

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đã giãn cách xã hội đến ngày thứ 42 để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là quyết định hết sức khó khăn.

Chính quyền TP hiểu khi áp dụng giãn cách xã hội sẽ ảnh hướng lớn đến sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất, môi trường đầu tư, nhưng vì sự an toàn cộng đồng nên bắt buộc phải triển khai. Ông Phong mong các Hiệp hội DN nước ngoài, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP chia sẻ trong bối cảnh hiện nay. Lãnh đạo TP cũng khuyến khích các đơn vị đề xuất mô hình tổ chức sản xuất an toàn, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.

Trước đề xuất của các DN, ông Phong cho biết, đợt 1 đã tiêm được 85% số công nhân và người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp. TP đã có kế hoạch tiêm đợt hai cho những người đã tiêm đợt một và tiêm nốt 15% số người chưa tiêm đợt một. Đối với công nhân của các DN bên ngoài thì mục tiêu là tiêm tất cả, phấn đấu hết quý III tiêm 70% dân số từ 18 tuổi.

Đối với việc triển khai mô hình “3 tại chỗ”, Chủ tịch TP.HCM cho hay, biến chủng Delta lây nhanh, tác động mạnh. Nếu người lao động bị nhiễm tại khu phố/nơi cư ngụ rồi mang mầm bệnh vào lây lan trong DN, khiến nhiều công nhân bị dịch lại quay về nơi cư trú gây lây nhiễm. Đây là hội chứng bóng bàn trong y học, rất nguy hiểm.

Vì lý do trên, mô hình “3 tại chỗ” phải kéo dài thời gian, ảnh hưởng tâm lý người lao động, đội chi phí của DN cao.

Liên quan hỗ trợ tài chính, tín dụng, giảm thuế,... TP đã có văn bản gửi Chính phủ để tháo gỡ cho các DN. Ngoài ra, việc phân loại các mặt hàng thiết yếu cũng được quy định cụ thể. Theo đó, chỉ không vận chuyển hàng hóa bị cấm lưu hành, không phân loại hàng thiết yếu hay không thiết yếu khi vận chuyển.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho hay, Tổng cục Thống kê dự báo vào đầu tháng 8/2021, tốc độ tăng trưởng GRDP của TP.HCM trong năm 2021 có khả năng âm, thay vì dương như năm 2020; rất nhiều các chỉ tiêu khác cấu thành nên chỉ số GRDP cũng khó đạt. Các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh và có chiều hướng giảm sâu. 

Quảng Định

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
19 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.