Lương 30 triệu cuối tháng hết sạch, vợ chồng trẻ khổ sở xin 'viện trợ' quê

Mùa dịch trong nhà không có khoản dự phòng, 3 tháng nay, vợ chồng trẻ quê Sóc Trăng đang sống ở TP.HCM khổ sở trông chờ viện trợ từ quê.

Mùa dịch trong nhà không có khoản dự phòng, 3 tháng nay, vợ chồng trẻ quê Sóc Trăng đang sống ở TP.HCM khổ sở trông chờ viện trợ từ quê.

 

Vợ chồng chị Dịu, anh Tuấn quê Sóc Trăng, đang sinh sống ở quận 7, TP.HCM. Anh chị cưới nhau được hơn 2 năm. Chị Dịu làm nhân viên văn phòng với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm nhân viên kinh doanh, thu nhập trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng. Sau cưới, vợ chồng chị thuê một căn chung cư mini và lên kế hoạch ít nhất 2 năm nữa mới sinh con để có thời gian tập trung cho công việc.

Thu nhập 30 triệu đồng/tháng vẫn trắng tay

Tổng thu nhập 30 triệu đồng/tháng đối với vợ chồng son như chị Dịu được xem là khá cao. Tuy nhiên, chị Dịu cho hay, hàng tháng nhận lương hai vợ chồng chi tiêu hết, chẳng để tích lũy được đồng nào.

Cụ thể, các khoản tiêu của vợ chồng chị Dịu như sau:

Du lịch, giải trí: 7 triệu

Chị Dịu kể, hai vợ chồng chị đều ham di chuyển, có thời gian là anh chị lại đặt vé đi chơi. Nghỉ ngắn ngày thì đi gần, kỳ nghỉ lễ dài ngày thì đi xa.

“Vợ chồng mình ham vui, tranh thủ thời son rỗi để trải nghiệm cuộc sống. Trung bình 3 tháng, 2 vợ chồng sẽ đi một chuyến với chi phí khoảng 10 triệu. Một năm, vợ chồng đi nghỉ mát 2 lần, Tết Dương lịch nhận thưởng sẽ đi du lịch nước ngoài trong tầm 30 triệu”, chị Dịu kể.

Tuy nhiên, tới đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động thăm quan du lịch bị hạn chế, vợ chồng chị Dịu dùng tiền này đổi xe mới cho cả hai, hết tổng cộng 90 triệu đồng.

Lương 30 triệu cuối tháng hết sạch, vợ chồng trẻ khổ sở xin 'viện trợ' quê
Nên nấu ăn 3 bữa ở nhà, hạn chế ăn nhà hàng để tiết kiệm chi tiêu 

Tiền ăn: 6 triệu

Là vợ chồng son chưa vướng bận con cái, lại sống xa bố mẹ nên anh chị rất hay ăn hàng, thường xuyên rủ bạn bè tụ tập ăn uống. Nhiều khi vợ chồng đã nấu cơm rồi, nhưng nổi hứng lên lại cất đồ ăn vào tủ lạnh rồi đưa nhau ra ngoài đổi gió. Mặc dù không phải hôm nào cũng ăn đồ đắt tiền, có khi mỗi bữa chỉ hết 100.000-150.000 nghìn nhưng cả tháng cộng lại cũng hết 6-7 triệu.

Mỹ phẩm, làm đẹp, mua sắm quần áo: 4 triệu 

Là tín đồ thời trang, nghiện sắm đồ qua mạng, chị Dịu thường mua sắm theo cảm hứng, không có kế hoạch cụ thể. Trong đó, chị chi khoản cố định 2 triệu đồng tới spa chăm sóc da, 2 triệu còn lại để mua sắm quần áo.

Đầu tư cho công nghệ: 3 triệu

Nếu chị Dịu là tín đồ của thời trang mua sắm thì chồng chị lại rất đam mê công nghệ. Một năm, vợ chồng chị bỏ ít nhất khoảng 25-30 triệu mua điện thoại hoặc nâng cấp các trang thiết bị máy móc trong nhà. Anh chị coi đó là một nhu cầu thiết yếu.

Tiền nhà, điện nước: 5 triệu

Các khoản đối nội đối ngoại, xăng xe, cà phê: 5 triệu 

Nhận thấy chi tiêu như vậy thoáng tay, song vì đã quen nên chị Dịu cho hay, nhiều lúc cũng tự nhắc nhở bản thân nên tiết kiệm nhưng hầu như không thực hiện được. Đã có lần, chị ngồi lập bảng kế hoạch chi tiêu, bỗng nổi hứng đi chơi hoặc mua sắm là quên hết. Thành thử một năm sau cưới, hai vợ chồng không để ra được khoản tích lũy nào.

Ba tháng giãn cách trông chờ cứu viện ở quê

Tuy nhiên, từ khi TP.HCM giãn cách xã hội, vợ chồng chị Dịu đều phải nghỉ việc không lương, cuộc sống vô cùng khó khăn.

“Thực sự, mình chưa bao giờ tưởng tượng hai vợ chồng lại rơi vào cảnh thất nghiệp, không một đồng trong túi. Dịch bệnh xảy ra quá bất ngờ, lại không phòng bị nên cuộc sống bỗng chốc lao đao”.

Lương 30 triệu cuối tháng hết sạch, vợ chồng trẻ khổ sở xin 'viện trợ' quê
Trong mỗi gia đình luôn cần có khoản tiết kiệm đề phòng rủi ro bệnh tật, biến cố phát sinh 

Chị Dịu kể, nghỉ việc, trong tài khoản của hai vợ chồng chỉ còn đúng 10 triệu. Cũng may, tiền thuê nhà anh chị được giảm 50% nên phải chắt bóp mới đủ chi tiêu trong nửa tháng. Không còn cách nào, anh chị buộc phải gọi điện vay mượn bạn bè, người quen mỗi người một ít và cầu cứu bố mẹ dưới quê.

"Số tiền vay mượn vợ chồng mình không dám tiêu nhiều, chỉ mua những thứ thiết yếu, nộp tiền nhà, còn lại thì giữ lại phòng khi rủi ro, ốm đau. Riêng thực phẩm, rau cỏ mình gọi điện nhờ bố mẹ hai bên gửi lên, một tuần hoặc 10 ngày một lần", chị kể.

Gần 3 tháng nay, anh chị sống phụ thuộc vào nguồn viện trợ của người thân. Vì thế, khi nhận đồ tiếp tế, chị Dịu phải sử dụng hết sức tiết kiệm, dè sẻn. Thực phẩm chị phải chia thành từng phần, ứng với từng ngày để không bị thiếu.

“Tới lúc rơi vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn mình mới thấy hối hận vì trước đó không biết tiết kiệm, phòng khi ốm đau, hoặc gặp biến cố. Đây được xem là bài học đắt giá cho vợ chồng mình”, chị Dịu chia sẻ.

Câu chuyện của vợ chồng Dịu là thực tế nhiều bạn trẻ mắc phải. Theo các chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, hiện nay, thu nhập phần lớn vợ chồng trẻ thường ở mức 15-30 triệu đồng/tháng. Nhưng vì chi tiêu quá tay, nhiều gia đình trẻ không có bất cứ khoản dự phòng nào.

Theo tư vấn của các chuyên gia, mức thu nhập trên khá tốt và bạn trẻ hoàn toàn có tiền dư nếu biết cách tiết kiệm và tích lũy. Một cách phổ biến là, nếu biết duy trì bài học tích lũy 5 phần sau, vẫn có thể sống dư dả mà lại có khoản tiết kiệm đáng kể.

Quỹ ăn uống: 20% thu nhập

Quỹ điện thoại, xăng xe, chăm sóc người thân, mở rộng quan hệ: 30% thu nhập.

Quỹ đầu tư trí tuệ: 10% thu nhập.

Quỹ du lịch, giải trí: 10% thu nhập

Tích lũy dự phòng: 30% thu nhập

Thu Giang

Tin mới

Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
5 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.
12 năm chỉ dùng Android, tôi tò mò dùng thử iPhone xem thế nào để rồi nhận ra Android vẫn là "đỉnh nhất"
4 giờ trước
iPhone là thiết bị thú vị nhưng sử dụng điện thoại Android vẫn thoải mái nhất.
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ
3 giờ trước
Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Vợ Shark Thái: Rất nhiều người bán kem trộn trên TikTok trộn tất cả sản phẩm với nhau không theo một công thức nào cả
3 giờ trước
"Mỹ phẩm nào chả là kem trộn. Câu này đúng nhưng các bạn đừng để bị đánh tráo khái niệm. Một sản phẩm tốt được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố", vợ Shark Thái cho biết.
Nhiều chuyến bay dịp Tết đã gần lấp đầy
2 giờ trước
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách sớm đặt vé bay để có các mức giá ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục

Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
37 phút trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.