Lương 40 triệu ăn tiêu thoáng tay, những ngày này tôi giật mình lo sợicon

Không có tiền tích lũy dù thu nhập khá cao, khi dịch Covid-19 ập tới, chị Nhung giật mình nhìn lại thói quen chi tiêu của mình và cấp tập điều chỉnh chi tiêu tiết kiệm hơn.

Không có tiền tích lũy dù thu nhập khá cao, khi dịch Covid-19 ập tới, chị Nhung giật mình nhìn lại thói quen chi tiêu của mình và cấp tập điều chỉnh chi tiêu tiết kiệm hơn.

 

Đó là thực tế câu chuyện nhà chị Trần Hồng Nhung, 42 tuổi, ngụ tại một hẻm ở đường Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM). 

Cách đây 7 năm, vợ chồng chị Nhung từ Hà Đông (Hà Nội) quyết định mang 3 con vào Sài Gòn thuê trọ lập nghiệp. Thời điểm ấy, anh xã chị đầu quân cho một công ty dược với vị trí trưởng phòng marketing. Chị làm tư vấn du học nên cũng không mấy bó buộc về thời gian, không gian. 

“Vợ chồng mình cho thuê căn nhà hai tầng ở Hà Đông với giá 5,5 triệu/tháng. Số tiền này vừa đủ trả tiền thuê nhà ở Sài Gòn. Nhờ đó, cuộc sống cũng không bị đảo lộn nhiều. Cả hai vẫn đi làm và có lương lậu, các con vẫn đi học bình thường. Thu nhập một tháng của hai vợ chồng được khoảng 40 triệu đồng nên chi tiêu khá thoải mái. Chưa bao giờ, mình phải tính toán chi tiêu chi ly. Nói chung khá thoáng tay, chi tiêu không có kế hoạch”, chị Nhung thừa nhận.

Lương 40 triệu ăn tiêu thoáng tay, những ngày này tôi giật mình lo sợ
Các loại thực phẩm thiết yếu chị Nhung mua mỗi tháng

Suốt 7 năm vào Sài Gòn lập nghiệp, dù có thu nhập cao nhưng mỗi tháng, chị Nhung chỉ để dành được 10 triệu tích lũy. Cuối năm ngoái, chị mạnh dạn mua một căn nhà cũ 30m2, có 3 tầng, ở trong ngõ với giá 1,5 tỷ đồng. Vợ chồng chị có 900 triệu, ngoài ra vẫn phải vay ngân hàng 400 triệu đồng.

Từ ngày về nhà mới, không gian sinh hoạt của cả nhà thoải mái hơn. Tiền thuê nhà ngoài Bắc chị đập vào tiền trả lãi vay ngân hàng mua nhà nên cũng không quá áp lực. Vì thế, chị vẫn quen kiểu chi tiêu cũ.

Chỉ đến khi dịch Covid-19 ập tới TP.HCM, hai tháng nay chị Nhung bị thất nghiệp, không có lương, chồng chị may mắn hơn vẫn đi làm đều nên vẫn đủ chi tiêu dè xẻn.

Song, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài, thấy nhiều người quanh mình rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, không xoay xở kịp khi biến cố ập đến, chị Nhung mới giật mình.

“Lúc này, khi phải nghỉ việc ở nhà không biết đến bao giờ, mình mới thấy tiếc vì đã tiêu hơi 'thoáng tay', chưa dành dụm để có quỹ dự phòng cho những tình huống rủi ro, cấp bách. Vì thế, mình quyết định lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu cụ thể”, chị Nhung tâm sự.

Bà nội trợ này đã rút kinh nghiệm, lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm như sau:

Chỉ ưu tiên mua những mặt hàng thiết yếu

Chị Nhung kể, khi dịch bệnh chưa xảy ra, dù điện thoại của chị vẫn dùng tốt, nhưng thấy thích một chiếc điện thoại mẫu mới, dù đắt đỏ, chị vẫn sẵn sàng mua. Sợ ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng, chị sẽ mua trả góp trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm.

Nhưng dịch xảy ra, chị thấy mình đã quá lãng phí cho các khoản chi tiêu không cần thiết.

Lương 40 triệu ăn tiêu thoáng tay, những ngày này tôi giật mình lo sợ

Lương 40 triệu ăn tiêu thoáng tay, những ngày này tôi giật mình lo sợ

Các loại thịt, cá, rau quả dùng cho các bữa ăn hàng ngày được chị ưu tiên mua

Thực tế, giờ chị chỉ chi tiêu cho những thứ căn bản, thiết yếu, cắt giảm tối đa các khoản không cần thiết như quần áo, mỹ phấm, đồ gia dụng, đồ trang trí,... để kiểm soát chi tiêu hàng tháng. Chị chỉ tiêu theo đúng danh mục đã lên kế hoạch từ trước. Tuyệt đối không cà thẻ tín dụng hoang phí, không vung tay quá trán.

Bắt buộc phải có khoản tích lũy dự phòng hàng tháng

Trước đây, kiếm được 10 đồng chị tiêu 8, chỉ bỏ ra 2 đồng tiết kiệm. Những ngày giãn cách, chị Nhung thấy cần phải điều chỉnh lại và bắt buộc hàng tháng phải có khoản tích lũy, dự phòng. Hiện nay, nếu kiếm được 10 đồng, chị chỉ dám tiêu 5 đồng cho các khoản thiết yếu. 3 đồng để đầu tư, 2 đồng tiết kiệm.

“Mình sẽ hạn chế chi các khoản không thực sự cần thiết, bỏ ra một khoản tiền, đề phòng rủi ro và sẵn sàng cho các tình huống đột xuất của bản thân và gia đình. Lúc này không tiết kiệm thì cuộc sống không thể ổn định được”, chị Nhung cương quyết.

Lương 40 triệu ăn tiêu thoáng tay, những ngày này tôi giật mình lo sợ
Lương 40 triệu ăn tiêu thoáng tay, những ngày này tôi giật mình lo sợ
Một số loại thực phẩm có giá rẻ chị mua tích trữ dùng dần

Thắt lưng buộc bụng, chọn mua đồ rẻ nhất

Theo chị Nhung, thời điểm này ai cũng phải thắt lưng buộc bụng chứ không riêng gia đình chị. Bản thân chị lại đang thất nghiệp ở nhà, thu nhập giảm sút nên ăn uống cũng phải chọn thứ rẻ nhất.

“Ngày trước, có lúc bận quá mình còn thuê giúp việc theo giờ, mất 70.000 đồng/tiếng. Nay tự tay mình làm hết. Kể cả trước đây, mình vốn không thích nấu ăn thì nay cũng phải vào bếp để tiết kiệm chi phí”, chị Nhung nói.

Biết trân quý giá trị tinh thần

Dịch Covid-19 đang tạo nhiều áp lực tài chính đối với việc chi tiêu trong các gia đình, nhà chị Nhung cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bà nội trợ này thừa nhận, dịch bệnh giúp chị có thời gian nhìn lại bản thân, biết trân quý những giá trị tinh thần, không chạy theo lối sống vật chất, hưởng thụ.

Cụ thể, dịch bệnh ở nhà, chị có thời gian kết nối thường xuyên, chặt chẽ hơn với người thân - điều mà trước đây do bận bịu, mải chạy theo “cơm áo gạo tiền”, chị ít có điều kiện thực hiện. Bố mẹ, con cái yêu thương, gần gũi nhau hơn, như cùng chuyện trò, cùng nấu món ngon và xem một bộ phim hay,... Hoặc thấy người thân gặp khó, dù không dư dả nhưng chị sẵn lòng giúp đỡ bằng cách hỗ trợ thực phẩm thiết yếu.

Thảo Nguyên

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.166.897 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
32 phút trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
17 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
19 giờ trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.