Báo cáo chỉ ra rằng, các giao dịch thị trường kéo dài 6 tháng liên tiếp trong năm nay đã giảm dần theo từng tháng, điều này đã dẫn đến hiện tượng "cung vượt cầu" trên thị trường nhà ở của Trung Quốc. Trong tháng 11, nhà ở thương mại mới xây tại 100 thành phố ở Trung Quốc có nguồn cung là 44,95 triệu m2, nhưng lượng giao dịch chỉ đạt 34,37 triệu m2.
Báo cáo đề cập rằng vào tháng 11, số lượng nhà tồn kho của các tòa nhà dân cư thương mại mới xây dựng tại 100 thành phố ở Trung Quốc có khoảng thời gian là 12,5 tháng. Nghĩa là, theo điều kiện thị trường ở thời điểm hiện tại, sẽ mất khoảng 12,5 tháng mới có thể bán hết được. Con số này đã dao động trong vòng 10 tháng, kể từ tháng 8 năm 2016 đến nay.
Báo cáo chỉ ra rằng, các thành phố như Tây Ninh-Thanh Hải, Lạc Dương-Hà Nam, Zhoushan-Chiết Giang, Uy Hải-Sơn Đông, Jiangyin-Giang Tô, và Cáp Nhĩ Tân-Hắc Long Giang, có thời gian tiêu thụ các căn nhà còn tồn đọng lại lâu nhất, thường là khoảng 2 đến 3 năm, trong đó Tây Ninh kéo dài lên tới 3 năm rưỡi.
Về cơ cấu tồn kho, báo cáo chỉ ra rằng nhà tồn kho ở các thành phố cấp 3 và cấp 4 tăng mạnh nhất. Tính đến cuối tháng 11, tổng số lượng nhà ở thương mại mới xây tồn kho tại các thành phố cấp 1, 2, 3 và 4 trong 100 thành phố là 30,52 triệu m2, 265 triệu m2 và 224 triệu m2 . Tại các thành phố cấp 1 và cấp 2, số lượng nhà tồn kho giảm lần lượt là 2,9% và 0,9%. Các thành phố cấp 3 và 4 có lượng tồn kho trung bình tăng 6,7%, hơn nữa đã tăng liên tục trong 37 tháng.
Ông Yan Yuejin, giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bất động sản E-House tuyên bố rằng, vào thứ hai, Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Trung Quốc đã nói rõ rằng "hỗ trợ thị trường nhà ở thương mại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở hợp lý cho người mua". Dưới sự điều chỉnh cơ bản của ngành bất động sản, dự kiến tháng 12 và quý 1 năm sau, các thành phố loại 3 và 4 trên toàn quốc sẽ thắt chặt các chính sách mua nhà nhằm kích hoạt và cải thiện nhu cầu mua nhà, đồng thời có thể giải tỏa áp lực tồn kho nhà ở.
Ở nhiều nơi ở các thành phố lớn của Trung Quốc, giới đầu tư bất động sản đang ngồi trên đống lửa khi giá căn hộ mới rớt thê thảm. Một số công ty phát triển bất động sản đang giảm giá căn hộ ở các dự án mới để thúc đẩy doanh số hoặc thu hồi vốn đầu tư. Điều này làm giảm giá trị các căn hộ của những khách hàng mua sớm, khiến họ phẫn nộ và xuống đường biểu tình.
Hồi tháng 10, hàng chục khách hàng mua căn hộ kéo đến biểu tình bên ngoài phòng kinh doanh ở tổ hợp chung cư 22 tầng Center Park do công ty phát triển bất động sản Country Garden xây dựng ở Cú Dung, Giang Tô, Trung Quốc. Các nhân viên bảo vệ phải chặn lối vào để ngăn những người biểu tình tràn vào bên trong đòi tiền lại. Trong những tháng gần đây, đã có ít nhất 6 cuộc biểu tình như vậy ở Cú Dung.
Jia Rui, 24 tuổi, mua một căn hộ ở Center Park cách đây một năm nhưng anh đã rất tức giận khi biết rằng giờ đây, Country Garden bán các căn hộ tương tự với giá chỉ phân nửa mức giá mà anh đã mua.
Trong khi đó, hàng loạt gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đang đứng trước bờ vực vỡ nợ. Nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực để hạn chế những tác động tiêu cực tới thị trường nhưng không cho thấy sẽ ra tay cứu các doanh nghiệp như Evergrande.
Theo Chinatimes