Lý do nhiều doanh nghiệp Bình Dương ngưng "3 tại chỗ"

04/08/2021 17:22
Những doanh nghiệp này trước khi cho công nhân vào ăn, ở, làm việc đã chưa làm xét nghiệm sàng lọc.

Tỉnh Bình Dương hiện có hơn 3.900 doanh nghiệp (DN) đăng ký thực hiện phương án "3 tại chỗ" (ăn - ở - sản xuất tại nhà máy) và "1 cung đường, 2 điểm đến", với khoảng 410.000 công nhân (CN) đăng ký làm việc. Việc triển khai "3 tại chỗ" được kỳ vọng giúp địa phương thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa sản xuất vừa chống dịch, trong bối cảnh dịch bệnh hết sức căng thẳng. Thế nhưng, bài toán này lại không đơn giản.

Doanh nghiệp chủ quan

Tính đến ngày 29-7, đã có hơn 110 DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngưng thực hiện phương án "3 tại chỗ" do xuất hiện trường hợp CN dương tính với SARS-CoV-2 khi tiến hành test nhanh trong công ty, điều này khiến người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) lo lắng.

Tại các KCN Việt Nam - Singapore, đã ghi nhận khoảng 20 DN phải ngưng hoạt động. Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần những DN này trước khi cho CN vào công ty ăn, ở, làm việc chưa làm xét nghiệm sàng lọc. Như trường hợp của Công ty TNHH Estec Vina (chuyên sản xuất linh kiện điện tử; KCN Việt Nam - Singapore I, TP Thuận An) có hơn 2.800 CN là một ví dụ. DN này tổ chức cho 1.700 CN ở lại nhà máy làm việc bắt đầu từ ngày 19-7, có trang bị đầy đủ đồ dùng thiết yếu như nệm, mền, gối, màn chụp, lắp đặt nhà tắm dã chiến. Thế nhưng, việc cần làm nhất là xét nghiệm cho toàn bộ CN trước khi vào nhà máy thì công ty lại không thực hiện. Ông Trương Hùng Dũng, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết một mặt do thời gian quá gấp, mặt khác đơn vị y tế được mời đến test nhanh cho CN không bố trí được nhân sự. Ba ngày sau đó, kết quả xét nghiệm PCR cho ra kết quả 136 CN dương tính với SARS-CoV-2. Ngay sau đó, DN này đã bị phong tỏa, ngừng hoạt động để phục vụ truy vết, hơn 700 F1 cách ly tập trung tại nhà máy, những CN là F2 được cho về cách ly tại nhà.

Lý do nhiều doanh nghiệp Bình Dương ngưng 3 tại chỗ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Lợi (bìa phải), Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, thăm hỏi và động viên công nhân ở lại làm việc tại Nhà máy Tôn Đông Á (TP Thủ Dầu Một)

Tương tự, Công ty TNHH Sài Gòn Stec (KCN Việt Nam - Singapore II, TP Thủ Dầu Một), sau khi CN vào nhà máy làm việc được 1 ngày thì công ty mới tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ NLĐ. Khi phát hiện có ca mắc Covid-19, DN phải ngưng sản xuất, báo cáo với Ban Quản lý KCN và địa phương để hỗ trợ công tác truy vết, sàng lọc, cũng như đưa NLĐ đi cách ly, điều trị. Đại diện Công đoàn công ty cho biết dự kiến tuần sau công ty tiếp tục cho NLĐ trở lại làm việc theo "3 tại chỗ" vì đơn hàng nhiều phải làm gấp. Tuy nhiên, lần này công ty sẽ mượn địa điểm bên ngoài để xét nghiệm cho toàn bộ NLĐ, khi có kết quả 100% âm tính mới cho vào làm việc.

Có thể thấy rằng, thực hiện "3 tại chỗ" không đơn giản, có nhiều DN không thể đáp ứng được nên đã chọn phương án để CN tạm nghỉ. Phần lớn đây đều là những DN quy mô lớn, với từ 10.000 lao động trở lên nên việc lo ăn, ở tại chỗ cho lượng lớn NLĐ khó khả thi. Cũng có rất nhiều DN, đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, vật tư, thậm chí cải tạo lại công năng của nhà máy để đón CN vào nhà máy, nhưng cuối cùng lại phải ngưng do có ca dương tính, điều này khiến DN mất rất nhiều chi phí. Trao đổi với phóng viên, bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Công đoàn KCN Việt Nam - Singapore, cho biết một số DN trong KCN đăng ký thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, 2 địa điểm" nhưng lại bị động trong việc sắp xếp, bố trí xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho CN, dẫn đến đưa mầm bệnh len vào nhà máy. Theo bà Chi, trường hợp DN có ca mắc Covid-19 mức độ lây nhiễm sẽ rất nhanh, do nhiều nhà máy diện tích chật hẹp, số lượng CN đông, chỗ ngủ, sinh hoạt tạm bợ… dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn.

Tăng cường hỗ trợ

Tại TP Dĩ An, địa phương có ca mắc Covid-19 rất nhiều cũng đang gặp khó khăn trong việc cách ly tập trung các trường hợp F0, F1 tại các DN, ông Bùi Thanh Nhân, Bí thư Thành ủy Dĩ An, cho biết địa phương đã ghi nhận nhiều DN phải ngưng "3 tại chỗ" do xuất hiện ca mắc Covid-19. "Khi phát hiện ca dương tính trong DN áp dụng "3 tại chỗ", chúng tôi vận động DN giữ CN lại, sàng lọc, đối với F0 phải được cách ly riêng, F1 thì cho xét nghiệm và chuẩn bị điều kiện để đưa đi cách ly tập trung. Tuy nhiên, các DN có quá đông CN mà địa phương lại không đáp ứng nổi nên phải đưa đi lần lượt từng nhóm" - ông Nhân nói.

Mới đây, tại thị xã Tân Uyên, nơi ghi nhận có khoảng 1.000 DN đăng ký thực hiện phương án "3 tại chỗ" để tiếp tục sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội, chính quyền đã phải ban hành công văn khẩn cấp hỗ trợ DN muốn ngưng phương án sản xuất "bất đắc dĩ" này. Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên, cho biết do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nhiều ca dương tính Covid-19 được phát hiện trong một số DN nên nhiều nơi phải ngưng sản xuất. Ngoài việc yêu cầu người đứng đầu DN phải thực hiện nghiêm việc tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho tất cả NLĐ trong DN trước khi cho họ ngừng việc trở về nơi cư trú, nhà trọ và 100% NLĐ phải có giấy kết quả xét nghiệm âm tính, địa phương này còn đề nghị các DN gửi văn bản thông báo tình hình khó khăn, vướng mắc đến UBND xã, phường nơi DN trú đóng và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã để có hướng xử lý, giúp đỡ.

Với tình hình hiện nay, nếu DN thực hiện được "3 tại chỗ" thì phải tốn rất nhiều chi phí (xét nghiệm, ăn uống), nhưng rủi ro vẫn tiềm ẩn, dẫn đến tình trạng chuỗi cung ứng có thể kéo dài bị gián đoạn kéo dài. Do vậy, ngoài đẩy mạnh tiêm vắc-xin thì vẫn phòng chống dịch quyết liệt.

Không gây hoang mang cho công nhân

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, khẳng định tỉnh quyết tâm không để xuất hiện các ổ dịch mới trong DN "3 tại chỗ" bởi nếu không công sức bỏ ra suốt thời gian qua để sàng lọc trường hợp nghi ngờ sẽ "đổ sông, đổ biển". Tuy nhiên, quá trình giải quyết phải nghiêm khắc nhưng mềm dẻo và kịp thời, không để CN lo sợ. "DN dừng sản xuất phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc lại để tách F0, từ đó giúp CN an tâm. CN về nơi cư trú cũng phải thông báo với chủ nhà trọ mình là F1 để địa phương tiện theo dõi, quản lý" - ông Lợi lưu ý.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
2 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
28 phút trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
1 phút trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
2 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
4 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Nguồn cung ô tô tại Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3
6 giờ trước
Tháng 3 vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lượng của cả nhóm xe lắp ráp trong nước lẫn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam.
Không để người dùng thất vọng, iPhone 17 Pro sẽ có tính năng quay video bằng cả 2 camera trước và sau?
20 giờ trước
Bên cạnh những thay đổi về giao diện iOS 19 vừa được hé lộ, leaker Jon Prosser còn mang đến một "bí mật" bất ngờ khác dành riêng cho iPhone 17 Pro dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay.
Chủ tịch DN xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ hỏi 'nếu không mua hạt tiêu của Việt Nam thì mua của nước nào' - đây là câu trả lời
21 giờ trước
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh, doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào Mỹ cho biết: "Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khoảng 50.000 tấn tiêu từ Việt Nam. Riêng năm 2024, Mỹ nhập hơn 70.000 tấn tiêu, Phúc Sinh xuất sang Mỹ khoảng 8.200 tấn, chiếm hơn 10%".