Lý do nhiều nước châu Phi in tiền mặt ở châu Âu

27/03/2022 16:10
Có đến 40 quốc gia châu Phi đang in tiền của họ tại Anh, Pháp và Đức. Vậy điều gì dẫn đến xu hướng đặc biệt này?

 

Tháng 7/2021, một đoàn đại biểu từ Gambia đến thăm Ngân hàng Trung ương Nigeria và đặt câu hỏi liệu đồng dalasi của Gambia có thể in tại quốc gia láng giềng Nigeria. Thống đốc ngân hàng trung ương Gambia Buah Saidy bộc bạch rằng nước này đang giảm dần đồng nội tệ trong kho. Nigeria là một trong số hiếm các nước châu Phi, cùng với Morocco và Kenya có đủ nguồn lực để tự in tiền mặt hoặc đúc tiền xu.

Ngân hàng Trung ương Gambia có nhu cầu thay đổi hình ảnh in trên đồng dalasi. Tuy nhiên, Gambia không tự in được đồng tiền của nước này mà thay vào đó đặt hàng in tiền với các công ty Anh dẫn đến thiếu hụt tiền mặt. Và Gambia không phải là quốc gia châu Phi duy nhất đối mặt với vấn đề này.

Theo kênh DW (Đức), trên 2/3 trong 54 quốc gia châu Phi in tiền mặt của họ ở nước ngoài, chủ yếu là châu Âu và Bắc Mỹ. Một trong những doanh nghiệp hàng đầu các ngân hàng châu Phi hợp tác là công ty in tiền De La Rue (Anh), Crane (Thụy Điển) và Giesecke+Devrient (Đức).

Hầu hết các quốc gia châu Phi nói tiếng Pháp hợp tác in tiền mặt của họ với ngân hàng trung ương Pháp và công ty in tiền Pháp có tên Oberthur Fiduciaire.

Hiện chưa rõ chi phí để in đồng nội tệ các quốc gia châu Phi là bao nhiêu. Trong khi đó, chi phí để in một đồng USD là từ 6-14 xu.

Năm 2018, một quan chức ngân hàng trung ương Ghana than phiền với truyền thông địa phương rằng nước này đã chi khá nhiều tiên để in đồng nội tệ cedi tại Anh. Và các nước châu Phi thường phải vận chuyển tiền mặt in ở nước ngoài về nước bằng container do đó cũng phải chi số tiền vận chuyển khá lớn. Trong trường hợp của Gambia, chi phí vận chuyển có thể lên tới 92.000 USD.

Thực tế gây ngạc nhiên là hầu hết mọi quốc gia châu Phi đều nhập khẩu tiền mặt của họ. Điều này dấy lên quan ngại về an ninh quốc gia. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng việc các nước châu Phi in tiền nội tệ ở nước ngoài không phải là bất thường bởi nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có động thái tương tự ví dụ như Phần Lan và Đan Mạch.

 Lý do nhiều nước châu Phi in tiền mặt ở châu Âu - Ảnh 1.

Đồng tiền giấy nội tệ của Gambia. Ảnh: AFP

 

Bà Mma Amara Ekeruche tại Trung tâm nghiên cứu Kinh tế châu Phi nhận định với kênh DW (Đức) rằng khi đồng tiền nội tệ của một quốc gia không được sử dụng trên toàn cầu như USD thì việc tự in đồng tiền ở trong nước thường liên quan đến chi phí cao.

Máy in tiền thường “cho ra lò” hàng triệu tờ tiền mặt một lúc. Những quốc gia có dân số nhỏ như Gambia và Somalia sẽ rơi vào tình trạng thừa tiền mặt nếu tự in tiền.

Một số trường hợp khác như Liberia không chủ đích tự in tiền bởi việc lắp ráp máy in tiền khá tốn kém và đòi hỏi năng lực kỹ thuật đặc biệt.

Ngoài ra, những công ty có nhiều kinh nghiệm của châu Âu như De La Rue sở hữu công cụ và kinh nghiệm để bắt kịp với cải tiến công nghệ trong việc in tiền, ví dụ như in tiền polymer vốn bền hơn tiền giấy.

Tuy nhiên, việc in tiền ở nước ngoài cũng kèm theo rủi ro, đặc biệt trong trường hợp xảy ra trừng phạt kinh tế. Một ví dụ là năm 2011, Anh đã giữ lại đơn đặt hàng in đồng dinar của Libya của công ty De La Rue sau khi Liên hợp quốc tuyên bố lệnh trừng phạt với nhà lãnh đạo Libya khi đó Moammar Gadhafi.

Xu hướng in tiền tại nước ngoài có khả năng thay đổi khi ngân hàng trung ương Gambia đề xuất hợp tác với nước láng giềng Nigeria. Nếu điều này được hiện thực hóa, chi phí vận chuyển tiền sẽ giảm mạnh so với việc in ở châu Âu.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
41 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
24 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
37 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.