Lý do Thế giới Di Động của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài liên tục đóng loạt cửa hàng

03/08/2024 11:46
Từng tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng ngay tại thời kỳ đỉnh cao, Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài phải thực hiện kế hoạch "thắt lưng buộc bụng", kiểm soát mọi chi phí và cơ cấu nhân sự để bảo vệ dòng tiền.

Tại báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, CTCP Thế giới Di Động (HoSE: MWG) ghi nhận 1.046 cửa hàng Thế giới Di Động; 2.093 cửa hàng Điện máy xanh; 1.701 cửa hàng Bách hóa Xanh; 481 nhà thuốc An Khang; 64 cửa hàng AVA KIDs và 61 cửa hàng Erablue (liên doanh tại Indonesia).

Nếu so với tại thời điểm cuối quý I/2024, Thế giới Di Động đã đóng cửa 25 cửa hàng Thế giới Di Động; 91 cửa hàng Điện máy xanh và 45 nhà thuốc An Khang.

Còn nếu đối chiếu với cùng thời điểm năm 2023, Thế giới Di Động đã đóng cửa 393 cửa hàng, trong đó: 134 cửa hàng Thế giới Di Động; 196 cửa hàng Điện máy Xanh; 56 nhà thuốc An Khang;...

Liên tục đóng loạt cửa hàng, Thế giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài kinh doanh ra sao?

Dữ liệu thống kê Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm cho thấy, giai đoạn năm 2010 - 2019, kết quả kinh doanh của Thế giới Di Động tăng trưởng khá ấn tượng. Với mức doanh thu thuần 2.817 tỷ đồng và lãi trước thuế 154 tỷ đồng tại năm 2010, đến năm 2015, Thế giới Di Động đã đạt doanh thu 26.253 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.386 tỷ đồng, đều gấp khoảng 9 lần so với năm 2010.

Những năm tiếp theo, lợi nhuận của Thế giới Di Động tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ so với năm liền trước: năm 2016 lãi 2.006 tỷ đồng, tăng 45%; năm 2017 lãi 2.809 tỷ đồng, tăng 40%; năm 2018 lãi 3.786 tỷ đồng, tăng 35%.

Đỉnh điểm là năm 2019, lần đầu tiên Thế giới Di Động ghi nhận doanh thu vượt 100.000 tỷ đồng (đạt 102.174 tỷ đồng) với kết quả lãi 5.053 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 35% so với năm 2018.

Tuy nhiên, đà tăng tưởng không kéo dài được lâu khi kết quả kinh doanh có dấu hiệu sụt giảm từ năm 2022. Tại năm này, dù doanh thu Thế giới Di Động vẫn tăng 8% so với năm 2021 nhưng lãi trước thuế giảm 6% còn 6.056 tỷ đồng.

Giải trình kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân do diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị tác Động tiêu cực lên sản xuất, việc làm, thu nhập và tâm lý tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là trong quý IV/2024. Điều này dẫn đến sức mua yếu đối với các sản phẩm điện thoại, điện máy trong mùa cao điểm trước Tết, cũng như xu hướng tiêu dùng tiết kiệm.

Ngoài ra, doanh thu và lợi nhuận trong quý IV cũng ghi nhận sụt giảm đáng kể khi so sánh với nền cơ sở rất cao của cùng kỳ năm trước, khi nhu cầu mua sắm tăng mạnh do bị dồn nén do dịch Covid-19. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận năm này là do chi phí tài chính tăng mạnh trong năm 2022. Đây cũng là năm Thế giới Di Động đẩy mạnh tái cấu trúc, cắt bỏ những phần không hiệu quả của các công ty con.

Sang năm 2023, kết quả kinh doanh của Thế giới Di Động cũng không mấy sáng sủa hơn, thậm chí còn bết bát khi lợi nhuận trước thuế giảm tới 89% so với cùng kỳ, chỉ còn 690 tỷ đồng - ghi nhận mức lãi thấp nhất kể từ năm 2015 tới nay.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Thế giới Di Động đạt hơn 66.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 2.722 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 843% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã hoàn thành 52,5% kế hoạch doanh thu và 86,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Thế giới Di Động phải "thắt lưng buộc bụng" ngay tại thời kỳ đỉnh cao?

Trong hơn 1 thập kỉ qua, quy mô nguồn vốn của Thế giới Di Động cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Tính đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn của Thế giới Di Động đạt 65.869 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm trước và gấp gần 110 lần so với tại ngày 31/12/2010 (599 tỷ đồng). Cũng tại thời điểm này, tổng nợ phải trả tại ngày cuối quý II là 39.393 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm và chiếm 60% tổng nguồn vốn.

Xét quy mô nguồn vốn của Thế giới Di Động, phần lớn của nguồn vốn là nợ phải trả. Dữ liệu cho thống kê từ năm 2010 cho thấy, nợ phải trả của Thế giới Di Động luôn chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn. Đặc biệt, tại năm 2011, nợ phải trả ghi nhận 1.227 tỷ đồng, chiếm tới 80% tổng nguồn vốn.

Đáng chú ý, nợ vay của Thế giới Di Động cũng có xu hướng "phình to", kéo theo "gánh nặng" chi phí lãi vay. Tại ngày 30/6/2024, dư nợ tài chính của doanh nghiệp ghi nhận 23.001,4 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm nhưng vẫn chiếm 58% tổng nợ phải trả. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Thế giới Di Động đã phải chi 510 tỷ đồng tiền lãi vay.

Trước những khó khăn về sức mua trì trệ có xu hướng kéo dài, Thế giới Di Động đã triển khai kế hoạch tái cấu trúc toàn diện từ năm 2022 - khi kết quả kinh doanh bắt đầu "xấu" đi. Tại báo cáo thường niên năm 2023, Chủ tịch HDDQT Nguyễn Đức Tài gọi đây là quyết định "mang ý nghĩa sống còn". 

Theo đó, đầu quý II/2023, Thế giới Di Động đặt mục tiêu ưu tiên giữ chân khách hàng để duy trì doanh thu và nỗ lực tăng trưởng thị phần, chấp nhận đánh đổi mục tiêu lợi nhuận. Đối với nội bộ, doanh nghiệp chính thức bước vào giai đoạn "thắt lưng buộc bụng", kiểm soát mọi chi phí và cơ cấu nhân sự để bảo vệ dòng tiền.

Thống kê của Dân Việt cho thấy, tại ngày 30/6/2024, tổng nhân sự của Thế giới Di Động đạt 59.478 người, giảm gần 6.000 người so với thời điểm cuối năm 2023. Xét trong 1 năm rưỡi vừa qua (tính từ cuối năm 2022), Thế giới Di Động đã cắt giảm 14.530 nhân sự.

"Đối với hàng chục ngàn nhân viên là tài sản lớn nhất của Tập đoàn, tôi vô cùng cảm kích khi phần lớn đội ngũ này vẫn lựa chọn tiếp tục gắn bó và quyết tâm thay đổi để cùng nhau chiến đấu cho kết quả tốt đẹp hơn trong năm 2024", Chủ tịch HĐQT  Nguyễn Đức Tài cho biết.

Tại Báo cáo định hướng kế hoạch năm 2024, Thế giới Di Động đặt mục tiêu tái cấu trúc toàn diện "giảm lượng - tăng chất". Cụ thể, đối với các chuỗi kinh doanh, Thế giới Di Động sẽ giảm số lượng điểm bán nếu không mang lại hiệu quả và tăng chất lượng phục vụ bằng cách tập trung nâng cao năng suất nhân viên, đầu tư hàng hóa đa dạng,..

Tin mới

Ấn Độ áp thuế tối đa 30% với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam
10 giờ trước
Thời hạn đánh thuế các sản phẩm thép từ Trung Quốc và Việt Nam là trong vòng 5 năm.
Mercedes-Benz đưa triển lãm đẳng cấp nhất năm ra Hà Nội tháng 10
10 giờ trước
Gần 30 chiếc xe sang tiêu biểu nhất của thương hiệu Mercedes-Benz sẽ được trưng bày tại sự kiện Mercedes-Benz: The Avantgarde 2024.
Ngắm trọn ‘Bản sắc Việt Nam’ trong BST bánh trung thu mới của Bảo Ngọc
11 giờ trước
BST 2024 của bánh trung thu Bảo Ngọc được ví như những tác phẩm nghệ thuật gói gọn bản sắc văn hóa và thiên nhiên Việt Nam.
Là thị trường ô tô ‘màu mỡ’ hàng đầu Đông Nam Á, vì đâu doanh số xe điện tại Thái Lan ngày càng ảm đạm?
11 giờ trước
Mục tiêu doanh số 100.000 chiếc trong năm 2024 đang trở nên xa vời.
Anh nông dân trồng loại cây "không lá", bỏ túi 5 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng
11 giờ trước
Mới 30 tuổi nhưng anh Nguyễn Thanh Long đã khởi nghiệp thành công trang trại trồng loại cây "không lá", nhẹ nhàng có thu nhập lên tới 4 - 5 tỷ đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 12/9: Tỷ giá "chợ đen" tiếp đà tăng mạnh
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 12/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại tiếp đà lao dốc, các ngân hàng giảm mạnh tới 100-130 đồng ở cả chiều mua và chiều bán so với ngày hôm qua. Ngược lại, tại thị trường tự do, tỷ giá USD tăng lên mức 25.140 - 25.240 VND/USD.
Thị trường ô tô “ảm đạm” đi qua tháng Ngâu
16 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô (cả mới lẫn cũ) đã chứng kiến sử ảm đạm bởi rất nhiều nguyên nhân.
Nhà đầu tư đổ gần 49.000 tỷ đồng vào kênh trái phiếu trong tháng 8/2024
1 ngày trước
Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 6/9/2024, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong tháng 9 năm 2024.
Giá USD hôm nay 11/9: Tỷ giá "chợ đen" tăng vọt, ngân hàng suy giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 11/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ tăng vọt lên 25.170 - 25.270 VND/USD, sau gần 1 tuần liên tiếp giảm. Trái lại, tại các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm.