Lý do việc phương Tây áp giá trần với dầu của Nga có thể phản tác dụng

18/07/2022 08:32
Việc mở rộng thị trường dầu của Nga có thể phải đối mặt với những thách thức do giới hạn giá, nhưng nỗ lực kiểm soát giá cũng có thể phản tác dụng.

Theo phân tích của Energy Intelligence Group mới đây, nhiều người trên thị trường dầu đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về đề xuất của Mỹ và châu Âu áp giá trần khi mua dầu của Nga. Nhiều chuyên gia cảnh báo kế hoạch này có thể phản tác dụng và dẫn đến một đợt tăng giá năng lượng khác.

Các quan chức phương Tây đang nỗ lực tìm cách hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu thô và các sản phẩm tinh chế mà không hạn chế nguồn cung hoặc làm đẩy giá lên cao. Ý tưởng cơ bản là đặt một mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường mà Nga sẽ nhận được.

Tuy nhiên, một số công ty tham gia thị trường cho biết áp giá trần có thể không khả thi ngay cả khi Mỹ và EU có thể tìm ra cách xác định giá trị thị trường và các nhà giao dịch có thể tìm ra nguồn tài chính, phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm và vận chuyển phù hợp để đối phó với mức giá trần mà phương Tây đề ra.

Mỹ và hầu hết các nước EU đã đồng ý ngừng mua dầu từ Nga, điều này giúp các khách hàng khác mua được dầu Nga với giá thấp hơn, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc. Việc thuyết phục các nước này tham gia một kế hoạch phức tạp như vậy dường như khó khả thi.

Một nhà môi giới năng lượng cho biết những nước châu Á có lẽ vẫn muốn tiếp tục mua dầu Nga mới mức giá chiết khấu cao như hiện nay, nhấn mạnh rằng nếu phương Tây thực hiện các động thái buộc những người khác tuân thủ một kế hoạch áp giá trần, một số nước có thể sẽ tìm ra cách đối phó.

Trong khi đó, theo báo cáo của Energy Intelligence, thị trường năng lượng đã bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn cung hàng từ Nga sụt giảm. Trong bối cảnh ấy, có nhiều lý do để thấy rằng việc áp giá trần dầu và các sản phẩm hóa dầu Nga sẽ rất khó.

Thứ nhất, việc định giá sản phẩm rất phức tạp, liên quan đến chi phí lọc thô, chi phí vận hành nhà máy lọc dầu và các thông số kỹ thuật nhiên liệu, trợ cấp và chính sách môi trường quốc gia, khu vực và địa phương khác nhau.

Thứ hai, nhu cầu đối với các sản phẩm tinh chế cũng linh hoạt hơn so với nhu cầu đối với sản phẩm thô. Các nhà tinh chế là những người duy nhất mua dầu thô, trong khi thị trường sản phẩm đa dạng hơn và có nhiều yếu tố hơn đóng vai trò định giá.

Ngoài ra, không có điểm chuẩn toàn cầu nào dựa vào giá của sản phẩm. Các yếu tố khu vực cũng quyết định giá cả rất khác nhau. Do đó, việc đạt được sự đồng thuận về giới hạn giá sản phẩm sẽ gần như bất khả thi.

Tiếp theo, sự phân chia khu vực của thị trường dầu mỏ toàn cầu tạo thành một trở ngại tiềm tàng khác đối với giới hạn giá.

EU đã áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu thô và các sản phẩm của Nga và sẽ loại bỏ dần các dòng chảy này vào đầu năm tới, ước tính lên tới 3 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Khi đó, Nga cần phải mở rộng doanh số bán hàng của mình sang các khu vực khác. Các nhà giao dịch cho biết khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhập khẩu khoảng 1,5 triệu thùng/ngày dầu thô của Nga với mức giá được chiết khấu mạnh.

Các quan chức Nga đã cảnh báo áp giá trần sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn. Nhiều thương nhân, nhà môi giới và nhà phân tích đồng ý với quan điểm này. Moskva có thể phản ứng với hành động giới hạn giá bằng cách kiềm chế xuất khẩu và kết quả là thị trường toàn cầu bị thắt chặt hơn nữa.

"Tất cả những gì người Nga có thể làm là cắt giảm xuất khẩu và sẽ đẩy giá toàn cầu tăng cao hơn, đó là điều mà các nước phương Tây không mong muốn", một nhà môi giới ở New York nói với Energy Intelligence.

Ngân hàng đầu tư JPMorgan gần đây đã lưu ý rằng Nga có thể tạm thời cắt giảm sản lượng "3 triệu thùng/ngày mà không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nước này, nhưng khả năng đẩy giá dầu lên 190 USD/thùng". Họ cho biết thêm, việc cắt giảm sâu hơn 5 triệu thùng/ngày sẽ đẩy giá dầu tăng gấp đôi.

Ngay cả khi Nga không cắt giảm sản lượng, giá vẫn có thể tăng. Giới hạn giá sẽ "bật đèn xanh" cho việc tăng mua dầu thô của Nga và có thể làm tăng sự quan tâm từ các nhà máy lọc dầu, khiến cầu vượt cung, làm tăng giá.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
21 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
56 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
20 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
34 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
2 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
22 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.