Lý giải cuộc chiến khốc liệt của giới siêu giàu: Tại sao Jeff Bezos chịu thua trước tỷ phú giàu nhất Ấn Độ?

08/06/2021 19:39
"Gã khổng lồ" của Mỹ đã chi 200 triệu USD để thâu tóm mảng bán lẻ của Future Group. Tuy nhiên, Amazon phải đối mặt với một đối thủ sừng sỏ là Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani.

Amazon và một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới đang tham gia vào một cuộc "đụng độ" trị giá hàng tỷ USD. Mục tiêu của họ nhắm đến địa điểm mua hàng tạp hóa yêu thích của Rani Pillai. Pillai (47 tuổi) là một y tá đã nghỉ hưu, bà thường xuyên mua sắm tại Big Bazaar – một siêu thị cũ kỹ ở bên dưới ga tàu điện ngầm của khu vực phía đông Delhi.

Bà đã trải nghiệm mua sắm trực tuyến vào năm ngoái, khi đại dịch lây lan tại Ấn Độ và nhận thấy dịch vụ này vẫn không thể sánh bằng đi mua hàng ở Big Bazaar. Cửa hàng này có những hũ xoài ngâm chua, gần đó là khu bán nước sốt cùng mỳ pasta, trong khi mì ăn liền được xếp gần những bao gạo basmati khổng lồ.

Pillai chia sẻ: "Tôi muốn được nhìn thấy những món đồ. Tại cửa hàng, tôi có thể xem sản phẩm trước khi mua."

Lý giải cuộc chiến khốc liệt của giới siêu giàu: Tại sao Jeff Bezos chịu thua trước tỷ phú giàu nhất Ấn Độ? - Ảnh 1.

Một cửa hàng Big Bazaar tại Ấn Độ.

Big Bazaar thuộc sở hữu của công ty Ấn Độ Future Group – điều hành 1.500 siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh và cửa hàng thời trang tại 400 thành phố tại quốc gia này. Theo đó, những cửa hàng vật lý trở thành "gà đẻ trứng vàng" dành cho những công ty muốn gia nhập thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh của Ấn Độ.

Trong số đó có Amazon. Công ty này đã đặt cược lớn vào Ấn Độ - quốc gia đã chiếm khoảng 1/3 doanh số bán hàng thương mại điện tử của họ. "Gã khổng lồ" của Mỹ đã chi 200 triệu USD để thâu tóm mảng bán lẻ của Future Group. Mục đích của thương vụ này là để tránh những quy định giới hạn của chính phủ Ấn Độ với sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh địa phương.

Tuy nhiên, Amazon phải đối mặt với một đối thủ sừng sỏ là Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani – một trong những công ty lớn và quyền lực nhất Ấn Độ. Tháng 8 năm ngoái, Reliance đã "vượt mặt" Amazon và đạt được thỏa thuận mua lại toàn bộ Future Group với 3,4 tỷ USD.

Hiện tại, Amazon đang nỗ lực ngăn chặn thương vụ này thông qua một số thủ tục tố tụng ở Singapore. Cuộc chiến đã diễn ra ở các tòa án Ấn Độ, khi Amazon yêu cầu Tòa án Tối cao tạm dừng thương vụ trên cho đến khi việc phân xử được hoàn tất ở Singapore.

Dù triển vọng ngắn hạn của Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, nhưng tiềm năng tăng trưởng lại là rất lớn khi đại dịch kết thúc. Theo Forrester Research, thị trường trực tuyến tại Ấn Độ dự kiến sẽ cán mốc 85,3 tỷ USD vào năm 2024. Do đó, Facebook, Walmart và Amazon đã đầu tư mạnh vào quốc gia này.

Siêu thị trực tuyến chỉ là một mảng nhỏ nhưng đang phát triển của thị trường Ấn Độ. Hiện tại, người Ấn Độ chủ yếu mua sắm trực tuyến để mua các sản phẩm thời trang và điện thoại di động. Tuy nhiên, một chuỗi các cửa hàng vật lý truyền thống có sẽ trở thành "tài sản quý giá" để đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, cũng giống mục đích khi Amazon thâu tóm Whole Food cách đây 4 năm. Các cửa hàng tạp hóa có thể trở thành trung tâm phân phối tiện dụng và giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, gắn bó lâu dài với các nhà cung cấp.

Lý giải cuộc chiến khốc liệt của giới siêu giàu: Tại sao Jeff Bezos chịu thua trước tỷ phú giàu nhất Ấn Độ? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh này ngày càng khó khăn. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đảng của ông đang tìm cách kiểm soát hoạt động đầu tư từ nước ngoài, trong một phần của chiến dịch thúc đẩy hoạt động sản xuất "cây nhà lá vườn" trong lĩnh vực sản xuất, internet và các ngành khác.

Giới chức Ấn Độ chưa lên tiếng về cuộc chiến giữa Amazon và Reliance, nhưng lại gây sức ép cho công ty của Jeff Bezos ở "mặt trận" khác. NHTW Ấn Độ và Tổng Cục Thực thi (ED) đang điều tra Amazon vì nghi ngờ vi phạm luật đầu tư nước ngoài của nước này. Ngoài ra, Amazon và Flipkart của Walmart cũng đang thực hiện cuộc chiến pháp lý khi Ủy ban Cạnh tranh của Ấn Độ cáo buộc chống độc quyền.

Năm 2018, chính phủ Ấn Độ ban hành một đạo luật có nội dung các công ty thương mại điện tử thuộc sở hữu nước ngoài chỉ có thể hoạt động như những địa điểm mua/bán trung lập, kết nối các bên bán hàng độc lập. Giới chức cũng cho biết, sự giới hạn này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ bằng cách hạn chế việc những nền tảng như Amazon bán sản phẩm của chính họ.

Trong bối cảnh đó, Amazon vẫn thận trọng để tiếp cận với Future Group. Thỏa thuận này nhằm mở rộng sang các cửa hàng trực tuyến ở Ấn Độ nếu New Delhi nới lỏng luật bán lẻ. Ngoài ra, việc này cũng cho phép Amazon sử dụng mạng lưới các cửa hàng Future làm trung tâm vận chuyển trái cây, rau củ tươi cho khách hàng trực tuyến. Trước khi tranh chấp nổ ra, khách hàng có thể đặt mua rau từ các cửa hàng Big Bazaar qua ứng dụng Amazon.

Dẫu vậy, Reliance Industries cũng nhận thấy tiềm năng tương tự. Trong cuộc họp với nhà đầu tư, CFO của tập đoàn – Dinesh Thapar, đã nói về một chiến lược tương tự là sử dụng các cửa hàng làm trung tâm phân phối. Ngay cả trước khi mua lại Future, Reliance đã sử dụng mạng lưới riêng để đảm bảo hơn 90% đơn hàng trực tuyến được giao trong 6 giờ. Khi Future gần như vỡ nợ, Reliance cũng sẵn sàng chi trả toàn bộ. 

Theo đó, người giành chiến thắng trong cuộc "đụng độ" giữa Reliance và Amazon sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng lớn về cách thương mại điện tử phát triển ở Ấn Độ. Và dấu ấn của tỷ phú Ambani đã hiện rõ trong những bước đi của Big Bazaar – nơi nhiều loại đậu của Reliance được đặt ưu tiên trên các kệ hàng.

Tham khảo New York Times

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
23 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
16 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
52 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.