Lý giải nguyên nhân số ca mắc COVID-19 tại Đông Âu ít hơn Tây Âu

08/05/2020 18:22
Dù giàu có hơn khu vực Đông Âu, nhưng các quốc gia ở Tây Âu đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do dịch COVID-19 gây ra.

Theo trang The Guardian, việc so sánh các số liệu liên quan đến dịch COVID-19 của các quốc gia khác nhau là vô cùng khó khăn vì nhiều yếu tố có khả năng làm chênh lệch các con số. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt về tổn thất do dịch COVID-19 gây ra giữa các quốc gia Đông Âu và Tây Âu khó có thể bỏ qua.

Các quốc gia Trung và Đông Âu có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong thấp hơn nhiều so với các quốc gia Tây Âu. Tính đến ngày 6/5, Slovakia đã ghi nhận 1.429 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 25 ca tử vong. Austria - quốc gia láng giềng - cũng được đánh giá đã kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, nước này có số ca mắc bệnh nhiều hơn gấp 10 lần và số ca tử vong gấp 20 lần, trong khi dân số Austria chỉ bằng một nửa Slovakia.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các khu vực của châu Âu. Người Đông Âu có tuổi thọ thấp hơn, đồng nghĩa với việc số lượng người già dễ có nguy cơ mắc bệnh ít hơn, đây cũng là một trong số lý do khiến số ca nhiễm virus tại khu vực này thấp hơn.

Các nguyên nhân như mật độ dân số thưa thớt hơn, số lượng các chuyến bay thẳng từ các quốc gia Đông Âu tới Trung Quốc và ngược lại cũng ít hơn, tỷ lệ xét nghiệm thấp hơn cũng được nhiều chuyên gia phân tích ghi nhận. Hơn nữa, việc bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, hiện phổ biến trên khắp châu Âu, được Cộng hòa Séc và Slovakia triển khai từ rất sớm cũng là lý do Đông Âu có số lượng người nhiễm virus thấp hơn.

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất dường như là việc phong tỏa sớm được thực hiện ở hầu hết các quốc gia Trung và Đông Âu, khi chính phủ nhận thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và thực hiện phong tỏa nhanh chóng. Trong khi ở Anh và các quốc gia Tây Âu khác, các sự kiện công cộng và các cuộc tụ họp vẫn diễn ra vào giữa tháng 3.

Lý giải nguyên nhân số ca mắc COVID-19 tại Đông Âu ít hơn Tây Âu - Ảnh 1.

Hành khách đã kiểm tra nhiệt độ tại một sân bay Hungary. Ảnh: AP

Không chỉ có vậy, các quốc gia Đông Âu đã nhận thức được những yếu kém trong hệ thống y tế của mình nên đã sớm đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch bệnh quyết liệt. “Trong khi đó, những quốc gia như Thụy Điển và Anh đều cho rằng họ có thể đề ra những chính sách hiệu quả giúp ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan mà không gây tác động nhiều đến hệ thống y tế quốc gia, nhưng thực tế không phải vậy”, ông Ben Stanley, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ở Warsaw, Ba Lan, chia sẻ.

Người dân tại các quốc gia Đông Âu cũng sẵn sàng tuân theo các yêu cầu của chính phủ. Trong khi đó, tại các quốc gia Tây Âu và Mỹ đã xảy ra một số bất đồng với chính phủ của họ.

“Thực tế, chúng tôi đã cảm thấy những hạn chế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình. Điều đó khiến mọi người tuân thủ nghiêm ngặt quy định phong tỏa” ông Ivan Krastev, một nhà khoa học chính trị người Bulgaria nói.

Hy Lạp là quốc gia đã sớm áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm tránh gây áp lực cho hệ thống y tế yếu kém của mình trong nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19. Tính đến ngày 8/5, số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này được ghi nhận thấp đáng chú ý. Đất nước 11 triệu dân chỉ có trên 2.600 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Lý giải nguyên nhân số ca mắc COVID-19 tại Đông Âu ít hơn Tây Âu - Ảnh 2.

Người Hy Lạp đã có thể ra ngoài khi lệnh phong tỏa được nới lỏng. Ảnh: Getty Images


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
26 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
18 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.