Ly kỳ cuộc chiến Apple - Qualcomm

04/11/2017 10:45
Liệu những công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, cùng với những nhà sản xuất điện thoại khác và khách hàng có bị thiệt hại liên đới trong cuộc chiến này không?

Apple và Qualcomm đã trải qua một năm kiện tụng nhau về chuyện thanh toán hàng tỉ USD tiền bản quyền phát minh mà nhà sản xuất iPhone còn nợ thông qua các nhà sản xuất theo hợp đồng của họ. Giờ đây, Apple, khách hàng lớn nhất của Qualcomm, được cho là đang có động thái để ngưng sử dụng bất kì chip không dây (wireless chip) nào của Qualcomm.

Thế thì rủi ro gì sẽ xảy ra với 2 trong số những “tay chơi” lớn nhất và kiếm được lợi nhuận nhiều nhất trên thị trường điện thoại di động? Và liệu những công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, cùng với những nhà sản xuất điện thoại khác và khách hàng có bị thiệt hại liên đới trong cuộc chiến này không?

Vì sao Qualcomm là rất quan trọng đến thế?

Qualcomm được thành lập bởi một nhóm tiên phong trong công nghệ điện thoại không dây do Irwin Jacobs, một doanh nhân và là cựu giáo sư khoa học máy tính tại MIT, dẫn dắt. Những nhà sáng lập này đã phát triển một phương pháp chia sẻ cho phép nhiều chiếc điện thoại không dây sử dụng cùng một lúc, mà ta thường hay gọi là CDMA (sự đa truy cập phân chia mã). Phương pháp này cuối cùng đã được các mạng không dây lớn nhất thế giới, gồm Verizon, Sprint, và China Unicom, chấp nhận. Sau này, những sáng tạo của Qualcomm được đưa vào các chuẩn của ngành này cho các mạng 3G và 4G LTE nhanh hơn.

Qualcomm thật sự bán gì?

Qualcomm kiếm tiền từ công nghệ không dây của mình theo 2 cách. Thứ nhất, họ thiết kế các modem không dây và những chip xử lý (thật sự, cả hai thứ này đều được sản xuất bởi các nhà thầu bên ngoài) dành cho điện thoại, máy tính bảng và những thiết bị kết nối di động khác. Năm ngoái, bộ phận sản xuất chip của Qualcomm thu được 1,8 tỉ USD lợi nhuận trước thuế trên doanh số 15,4 tỉ USD.

Gần như mọi nhà sản xuất điện thoại lớn, từ Apple, Samsung tới LG đều là khách hàng của Qualcomm. Hai loại chip nổi tiếng nhất, Snapdragon 835 và X16 LTE của họ được sử dụng trong nhiều điện thoại có tốc độ xử lý nhanh nhất trên thị trường hiện nay như Galaxy S8, với tốc độ download có thể đạt tới mức gigabit/giây.

Mặc dù Intel đang cố gắng bắt kịp nhưng các modem nhanh nhất của họ không có được tất cả những tính năng cần có để đạt được tốc độ cao như các chip hiện tại của Qualcomm. Và dù gần đây có trình làng một loại chip mới tương thích với chuẩn CDMA cũ hơn, Intel vẫn thể cung cấp số lượng lớn.

Mảng mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho Qualcomm là thu tiền bản quyền phát minh trên hàng ngàn bằng sáng chế liên quan tới công nghệ di động. Các bằng sáng chế này gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ những thứ cơ bản như CDMA tới 4G LTE, cho đến những công nghệ phức tạp hơn như phương pháp giảm hao pin trong các điện thoại thông minh. Trong năm 2016, mảng này đã mang về 7,7 tỉ doanh thu, tạo ra 6,5 tỉ lợi nhuận trước thuế, đạt tỉ lệ biên lợi nhuận hết sức ấn tượng: hơn 85%.

Quan trọng là, Qualcomm không thu tiền bản quyền phát minh từ những đối thủ của họ trong ngành kinh doanh chip di động, như Intel hay MediaTek. Thay vào đó, công ty này nỗ lực đạt được những thỏa thuận trực tiếp với các nhà sản xuất điện thoại như HTC và LG, hay các nhà sản xuất hợp đồng khác, như Foxconn. Và số tiền bản quyền phát minh được tính như một phần trong tổng chi phí của một chiếc điện thoại, chứ không chỉ là chi phí của những con chip di động bên trong.

Vì sao Apple và Qualcomm đang “đấu” nhau?

Cuộc tranh chấp này thật sự đã bắt đầu hồi năm ngoái khi Apple chọn Intel là nhà cung cấp các con chip modem không dây cho khoảng phân nửa số iPhone của họ, đồng thời còn cung cấp một số thông tin về những cách thức kinh doanh của Qualcomm cho giới chức trên khắp thế giới.

Apple than phiền rằng hành động tính tiền bản quyền phát minh của Qualcomm trên tổng chi phí của một chiếc điện thoại là không hợp lý và nên bị bãi bỏ, vì nhiều bằng phát minh có liên quan là một phần của những chuẩn trong ngành này. Đáp lại, Qualcomm chấm dứt chính sách “giảm giá một phần cho tiền bản quyền” – như cách nói của Apple – khiến Apple phải đâm đơn kiện Qualcomm và ngưng trả tiền bản quyền. Qualcomm kiện lại và đang cố gắng ngăn không cho những chiếc iPhone không xài chip của Qualcomm được nhập khẩu trở lại Mỹ. Tuy vậy, qua tất cả mọi chuyện, Apple đã tiếp tục trả tiền và mua những con chip modem không dây từ Qualcomm cho những chiếc iPhone mới nhất của mình.

Vì sao Apple đang tìm cách không dùng chip của Qualcomm nữa?

Apple đã dùng khoảng phân nửa lượng chip modem của Intel và phân nửa của Qualcomm cho những mẫu iPhone và iPad trong năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, theo tường thuật của Wall Street Journal, công ty này đang thiết kế những thiết bị di động của riêng mình cho năm 2018 để không cần đến bất kì con chip nào của Qualcomm. Apple đã từ chối đưa ra lời bình luận.

Theo tờ báo trên, Apple đã có quyết định đó sau khi Qualcomm từ chối giao phần mềm cần có để kiểm tra những con chip trong các thiết bị mẫu. Bằng cách đánh vào doanh số của Qualcomm nhiều hơn, hay ít nhất là đưa ra một phép thử phản ứng, rõ ràng là Apple cũng đang gây áp lực lên Qualcomm để giải quyết những tranh chấp pháp lý theo hướng có lợi cho họ.

Qualcomm có thể bị ảnh hưởng lớn như thế nào?

Apple đã cắt các khoản thanh toán tiền bản quyền phát minh mà các nhà phân tích ước tính lên tới 3 tỉ USD trong doanh thu của Qualcomm và là một phần đáng kể trong lợi nhuận của họ. Chuyên gia phân tích Stacy Rasgon của Bernstein Research ước tính rằng doanh số chip bán cho Apple hiện mang về 1,5 đến 2 tỉ USD, với tỉ lệ lợi nhuận thấp hơn nhiều. Cổ phiếu của Qualcomm đã giảm 13% kể từ khi Apple đệ đơn kiện hồi tháng 1, và giảm thêm 8% khi có tin Apple thay đổi kế hoạch sử dụng chip.

Người mua iPhone sẽ bị tốc độ chậm hơn khi không có chip Qualcomm?

Không nhiều. Dù một số iPhone và iPad hiện xài chip Qualcomm và một số khác xài chip của Intel thiếu vài tính năng chủ chốt, nhưng Apple hiện có cách hạn chế những chip của Qualcomm để chúng không đạt tốc độ cao nhất vì điều đó sẽ khiến cho các iPhone dùng chip Intel trông ít hấp dẫn hơn. Động thái này thậm chí là một trong những điều mà Qualcomm đề cập đến trong đơn kiện lại để “tố” rằng Apple làm hỏng việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, ngay cả có chuyện “bóp chết” chip của Qualcomm, thì một số thử nghiệm hồi năm ngoái cho thấy iPhone xài chip Qualcomm thể hiện tốt hơn. Ngoài ra, ở một mức độ nào đó thì những sáng tạo của Qualcomm đã gây áp lực cho Intel buộc họ phải cải tiến nhanh hơn và giữ phân nửa số chip cung cấp cho Apple. Quyết định từ bỏ chip Qualcomm của Apple hoàn toàn có thể làm tăng thêm sự kích thích đó.

Các nhà mạng hay các công ty sản xuất điện thoại khác sẽ bị ảnh hưởng?

Không thể. Qualcomm hiện có một lộ trình dài cho những cải tiến modem không dây đã được lên kế hoạch. Chẳng hạn modem X20 sắp ra mắt của họ có thể đạt tốc độ cao nhất là 1,2 gigabit/giây. Và những mẫu tương lai sắp ra mắt cho các mạng 5G mới sẽ thậm chí nhanh hơn con số đó vài lần, cho phép chạy những ứng dụng mới như phát nội dung thực tế ảo theo thời gian thực.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Xe gầm cao tầm giá trên 1 tỷ: Ford Everest áp đảo, Hyundai Santa Fe vươn lên mạnh mẽ
7 giờ trước
Hyundai Santa Fe sau khi có bản nâng cấp có thể trở thành đối trong thực sự của Ford Everest ở phân khúc này.
Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuẩn bị xuất ngoại sang thị trường lớn nhất Đông Nam Á
8 giờ trước
Mẫu xe điện mini VinFast VF 3 sắp đổ bộ thêm một thị trường Đông Nam Á.
Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday
8 giờ trước
Ngày hội siêu giảm giá Black Friday năm nay là thứ Sáu 29/11, nhiều cửa hàng tại Hà Nội đã tung hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.
Tăng trưởng ấn tượng 107%, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng, vượt qua hàng loạt ông lớn về doanh số toàn cầu
14 giờ trước
Doanh số toàn cầu VinFast trong 3 quý đầu năm 2024 vượt qua hàng loạt tên tuổi gạo cội như Honda, Mitsubishi hay Mazda.