M&A lĩnh vực ngân hàng: Tăng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh

08/08/2018 14:24
Theo các chuyên gia, các thương vụ M&A được thực hiện bài bản, được kiểm soát chặt chẽ, sẽ giúp xây dựng nên một hệ thống ngân hàng lành mạnh.

Nhiều tiềm năng

Nhìn lại một thập kỷ của M&A, trong danh sách các thương vụ đình đám và tiêu biểu có tới 9 thương vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Tính theo giá trị thì thương vụ ngân hàng tiêu biểu nhất là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) ký hợp tác toàn diện và trở thành cổ đông chiến lược sở hữu 20% cổ phần của VietinBank. Tiếp theo là Warburg Pincus đầu tư hơn 370 triệu USD vào Techcombank…

Ngoài ra có những thương vụ tiêu biểu về tái cơ cấu để tạo đà phát triển mới như sáp nhập Ficombank và TinNghiaBank vào SCB; Mekong Bank sáp nhập với Maritime Bank, MHB sáp nhập vào BIDV, DaiABank về với HDBank, Sacombank nhập Southern Bank…

Thế nhưng 2 năm qua là quãng thời gian khá trầm lắng với rất ít các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng. Chỉ một vài thương vụ M&A diễn ra ở nhóm ngân hàng ngoại như trường hợp Shinhan Bank mua lại mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam, VIB mua lại mảng bán lẻ của Commonwealth Bank... Theo nghiên cứu của Công ty AVM, ngành có tỷ trọng giá trị M&A lớn nhất trong năm 2017 là sản xuất hàng tiêu dùng (57%), tiếp theo đó là ngành bất động sản (27%), tài chính - ngân hàng chỉ có 4%.

M&A lĩnh vực ngân hàng: Tăng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh 1.

Tỷ trọng giá trị M&A theo ngành 6 tháng 2018

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, M&A ngân hàng sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới khi mà NHNN đang tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, đặc biệt là việc xử lý các ngân hàng yếu kém. Các định chế tài chính quốc tế lớn cũng đang quan tâm tới các ngân hàng nội sau khi hệ thống ngân hàng Việt liên tục được các công ty xếp hạng tín nhiệm lớn nâng bậc; các quỹ đầu tư nước ngoài cũng tỏ rõ ý định tham gia đầu tư vào những ngân hàng nội có tiềm năng phát triển thông qua con đường mua cổ phiếu…

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến M&A trong lĩnh vực ngân hàng trầm lắng trong 2 năm vừa qua là do thiếu khung khổ pháp lý. Thế nhưng đến nay khuôn khổ pháp lý đã được hình thành, khi Luật Các TCTD sửa đổi năm 2017 cho phép hoạt động sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp để tái cơ cấu lại TCTD. Theo TS.Cấn Văn Lực, quy định này đã tạo cơ sở quan trọng để thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng.

Đồng quan điểm này, ông Phạm Văn Thinh - Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cũng dự báo "tài chính ngân hàng cũng là lĩnh vực nhiều tiềm năng cho các hoạt động M&A nhờ việc đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới".

Áp lực, động cơ và cơ hội

Theo TS. Cấn Văn Lực, động lực, động cơ, mục tiêu và cả cơ hội để M&A ngân hàng sôi động, đó là Chính phủ đang yêu cầu thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, trong đó bao gồm phải xử lý sớm hơn, nhanh hơn các ngân hàng yếu kém và ngành Ngân hàng đang nỗ lực thực hiện Đề án 1058 về Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.

Không những vậy việc NHNN đang yêu cầu các ngân hàng phải áp dụng chuẩn mực Basel II với những yêu cầu cao hơn về thanh khoản, các tỷ lệ an toàn vốn… cũng là một áp lực và động lực khiến một số NHTM phải tính đến bài toán sáp nhập để "lớn hơn"...

M&A lĩnh vực ngân hàng: Tăng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh 2.

Một số thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu

Trong khi theo các chuyên gia, các thương vụ M&A được thực hiện bài bản, được kiểm soát chặt chẽ, sẽ giúp xây dựng nên một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của NHNN trong việc giảm số lượng và tăng quy mô sức mạnh của các ngân hàng nội để có thể nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế.

"Trong năm nay hoặc là trong thời gian tới nữa đến 2020, các thương vụ trong lĩnh vực ngân hàng sẽ sôi động hơn 2-3 năm qua", ông Lực dự báo và phân tích: Với triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng ở mức khoảng 6,5%, cùng với đó thị trường chứng khoán cũng được kỳ vọng sẽ phát triển ở mức độ khá và bền vững hơn, ổn định hơn. Đây cũng là điều kiện và cơ hội cho các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng.

Bên cạnh đó ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều tiềm năng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.Đặc biệt, sau quá trình tái cơ cấu sức khỏe của hệ thống ngân hàng ngày càng cải thiện, môi trường cạnh tranh và khung pháp lý tốt hơn.

Không chỉ là dự báo, không khí sôi động đã dần trở lại trong lĩnh vực ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tỷ trọng M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã lên đến 19,06%. Thương vụ theo dự kiến sẽ được tiến hành sớm nhất là sáp nhập PGBank vào HDBank.

Đi sâu phân tích về các thương vụ trong lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Xuân Minh - Tổng giám đốc Công ty AVM cho biết, các giao dịch tập trung vào mua lại các công ty tài chính tiêu dùng, công ty quản lý thẻ, dịch vụ tài chính… bởi đây là những mảng thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng và các nhà đầu tư vẫn tiếp tục quan tâm trong thời gian tới.

Hoạt động mua bán sáp nhập trong hệ thống ngân hàng diễn ra theo 3 phương thức:

- Các ngân hàng sáp nhập với nhau. Về cơ bản thì hiện nay các ngân hàng đã sáp nhập đang hoạt động ổn định và ngày càng có hiệu quả hơn;

- Các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn và chuyển nhượng các công ty tài chính cho các NHTM. Hiện các công ty tài chính đã chuyển về NHTM cơ bản hoạt động cũng tốt hơn vì đúng với chuyên môn ngành nghề và các công ty này có thể dựa vào ngân hàng mẹ, và có sự cộng hưởng giữa dịch vụ tài chính tiêu dùng với dịch vụ ngân hàng;

- Một số ngân hàng chuyển nhượng cổ phần. Như ANZ chuyển nhượng mảng bán lẻ cho Shinhan Bank, hay một số ngân hàng khác thì đi tìm kiếm các cổ đông chiến lược, TS.Cấn Văn Lực cho biết.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
9 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
9 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.