Mắc hơn 53.000 lỗi vi phạm luật rửa tiền, ngân hàng này phải chịu án phạt lớn nhất lịch sử nước Úc

05/06/2018 10:22
Ngân hàng cho vay lớn nhất nước Úc sẽ phải trả 700 triệu đô Úc (530 triệu USD) để kết thúc "câu chuyện" kéo dài 10 tháng này, buộc cựu CEO Ian Narev phải ra đi.

Sau khi thừa nhận đã thực hiện hơn 53 nghìn vụ vi phạm pháp luật về rửa tiền, cho phép các tổ chức buôn ma tuý gửi đi hàng triệu đô la ra nước ngoài, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã phải trả khoản tiền phạt lớn nhất dành cho các tổ chức ở Úc từ trước đến nay.

Vụ bê bối bị "phanh phui" khi cơ quan tình báo tài chính Úc (AUSTRAC) đệ đơn lên tòa án vào tháng 8 năm 2017 với cáo buộc CBA vi phạm luật chống rửa tiền một cách nghiêm trọng. Đến tháng 12, AUSTRAC đã nộp thêm hơn 100 khiến nại.

Ngân hàng cho vay lớn nhất nước Úc sẽ phải trả 700 triệu đô Úc (530 triệu USD) để kết thúc "câu chuyện" kéo dài 10 tháng này, buộc cựu CEO Ian Narev phải ra đi. Vụ việc trở thành cơ sở cho một cuộc điều tra trên diện rộng và phát hiện thêm nhiều vi phạm của các ngân hàng Úc cùng các nhà quản lý tài sản.

Matt Comyn, người mới đảm nhận vị trí CEO của ngân hàng này từ tháng 4, cho biết: "Chúng tôi không hề cố ý, chúng tôi hoàn toàn ý thức được mức độ nghiêm trọng của những sai lầm do mình gây ra. Việc chấp thuận về khoản tiền phạt này là sự thừa nhận về những thất bại của chúng tôi, cũng là một bước đi quan trọng trên con đường phát triển của ngân hàng. Tôi gửi lời xin lỗi tới toàn bộ người dân vì đã khiến họ thất vọng."

Trong khi mức phạt chỉ bằng 1/10 khoản lợi nhuận tiền mặt 9,88 tỷ đô Úc của ngân hàng này trong năm tài chính 2017, thì con số lớn gấp đôi của 375 triệu đô Úc sẽ bị loại bỏ trong báo cáo thu nhập nửa đầu năm nay. Ngoài ra, CBA cũng sẽ phải trả thêm 2,5 triệu đô Úc chi phí pháp lý cho cơ quan tội phạm tài chính.

Vụ bê bối này chủ yếu tập trung vào các máy nộp tiền tự động (CDM) của CBA, cho phép các khoản tiền không giới hạn, vô danh gửi vào tài khoản, sau đó có thể được chuyển ra nước ngoài hoặc các tài khoản nội địa khác. Khi loại máy này ra mắt vào tháng 5 năm 2012, ngân hàng đã quản lý 868,825 đô Úc tiền ký quỹ trong tháng đầu tiên hoạt động. Đến tháng 5 năm 2017, con số này đã tăng lên 1,7 tỷ đô Úc.

Vào tháng 7 năm 2015, CBA có bằng chứng cho thấy các tổ chức tội phạm đang thực hiện hành vi rửa tiền lên đến vài triệu đô Úc qua các máy CDM. Ngân hàng này đã đưa ra quy định giới hạn hàng ngày đối với số lượng tiền mặt có thể gửi qua các CDM và sẽ bị "gián đoạn" trong giao dịch rửa tiền của các tổ chức dính líu đến việc nhập khẩu và phân phối các loại ma tuý bao gồm cả methamphetamine (ma tuý đá).

Cuối năm ngoái, CBA thừa nhận việc nộp không đúng hạn 53.506 báo cáo giao dịch tiền mặt qua các CDM. Ngân hàng này cũng thừa nhận rằng đã vi phạm luật chống rửa tiền và chống khủng bố tài chính, bao gồm cả biện pháp giải quyết các rủi ro, báo cáo, giám sát và thẩm định khách hàng.

Nếu Tòa án Liên bang thông qua vụ dàn xếp này thì đây sẽ là án phạt dân sự lớn nhất dành cho các tổ chức của Úc.

Vào tháng trước, CBA đã phải trả 25 triệu đô Úc để giải quyết một vụ kiện khác về việc bị cáo buộc gian lận lãi suất cơ bản.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
5 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
5 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
4 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
3 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
31 phút trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
16 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.