Mặc kết cục "khủng hoảng" ở Hàn Quốc, Trung Quốc lại coi dự án này như ‘con cưng’, xây dựng 4 lần liên tiếp với hy vọng thúc đẩy kinh tế

05/02/2023 19:00
Dự án mô hình “lắp ghép” sẽ được triển khai vào năm nay và có khả năng giúp nền kinh tế của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) phát triển.

Legoland - “con cưng” của Trung Quốc

Thành phố Bắc Kinh có mong muốn xây dựng Legoland - một công viên giải trí theo chủ đề Lego. Nếu việc xây dựng bắt đầu triển khai từ năm nay, có lẽ đây sẽ là một dự án lớn giúp thúc đẩy nền kinh tế của thủ đô.

Trong thông cáo về kế hoạch kinh tế năm 2023, lãnh đạo thành phố Bắc Kinh cho biết, họ đang tìm cách để triển khai dự án Legoland trong năm nay sau khi kế hoạch đã bị hoãn vào năm ngoái. Bắc Kinh cho rằng đây sẽ là một trong 9 dự án ưu tiên của thành phố.

Đồng thời, một chuyên gia hàng đầu về các dự án về công viên chủ đề ở Trung Quốc cho biết thông báo này đã phản ánh quốc gia đang đẩy mạnh các dự án quốc tế, triển khai phục hồi nền kinh tế sau đại dịch cũng như lên kế hoạch chiến lược cho tương lai.

Công viên giải trí Legoland sẽ do Merlin Entertainments của Anh xây dựng và nằm trong siêu dự án 4 công viên Lego tại Trung Quốc. Trước đó, công ty này đã xây dựng 2 công viên khác tại Thượng Hải và tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD.

Mặc kết cục khủng hoảng ở Hàn Quốc, Trung Quốc lại coi dự án này như ‘con cưng’, xây dựng 4 lần liên tiếp với hy vọng thúc đẩy kinh tế - Ảnh 1.

Legoland Trung Quốc

Năm 2021, công ty cũng đã thông báo sẽ xây dựng công viên thứ 3 ở thành phố Thâm Quyến với số vốn đầu tư là 1,1 tỷ USD vào năm 2024. Merlin Entertainments tham vọng dự án thứ 3 tại đây sẽ là công viên giải trí chủ đề Lego lớn nhất thế giới.

Còn theo thông tin mới nhất cho biết, công viên giải trí Legoland Bắc Kinh sẽ rộng 304.000 mét vuông và được triển khai ngay năm 2023.

Mặc dù các lãnh đạo tại Bắc Kinh không thông báo cụ thể về dự án, nhưng các chuyên gia cho rằng công viên Legoland có thể thu hút lượng lớn du khách khi nhu cầu tiêu dùng, giải trí của người dân phục hồi về mức trước đại dịch trong vài năm tới. Các công viên Legoland được kỳ vọng sẽ đem về doanh thu bùng nổ tương tự với Universal Studios ở Bắc Kinh hay Disneyland ở Thượng Hải.

Legoland - “địa chấn” của Hàn Quốc

Legoland được coi là dự án trọng tâm của Trung Quốc trong năm nay với kỳ vọng giúp quốc gia này phục hồi nền kinh tế trở lại. Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc vào năm ngoái, dự án này trở thành cơn ác mộng.

Legoland Gangwon vốn là công viên giải trí quốc tế đầu tiên tại xứ sở kim chi với diện tích gấp 39 lần sân bóng đá. Đối với tỉnh Gangwon, một khu vực miền núi tương đối kém phát triển, việc xây dựng một công viên giải trí tầm cỡ như vậy là cơ hội lớn giúp hồi phục ngành du lịch địa phương.

Mặc kết cục khủng hoảng ở Hàn Quốc, Trung Quốc lại coi dự án này như ‘con cưng’, xây dựng 4 lần liên tiếp với hy vọng thúc đẩy kinh tế - Ảnh 2.

Legoland Hàn Quốc

Tuy nhiên, cũng vì dự án này, thị trường tín dụng Hàn Quốc đã trải qua đợt tăng lãi suất ngắn hạn “kinh hoàng” nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mọi “sóng gió” bắt nguồn từ việc công ty liên doanh Gangwon Jungdo Development Corp. (GJC), nhà phát triển của Legoland Hàn Quốc, đã không trả nợ các trái phiếu đáo hạn với tổng giá trị lên tới 157 triệu USD. Công ty sau đó đã bị liệt vào danh sách phá sản.

Quyết định này của tỉnh Gangwon đã gây sốc cho các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ vốn đã chịu áp lực từ việc tăng lãi suất và tạo cơn “địa chấn” cho trái phiếu của quốc gia này. Trước sự biến động của thị trường, quan chức ở tỉnh Gangwon sau đó đã phải thông báo tới người dân rằng họ sẽ thanh toán các khoản nợ cho dự án Legoland trước ngày 15 tháng 12 năm ngoái.

Hành trình phía trước

Tính đến thứ hai, tổng doanh thu du lịch của thành phố Bắc Kinh trong kỳ nghỉ lễ hội mùa xuân đã tăng hơn 50% so với năm ngoái, lên 7,46 tỷ nhân dân tệ. Tỷ lệ đặt phòng khách sạn tại thành phố này cũng tăng gần 40%, theo dữ liệu do công ty truyền thông đại lục Beijing Business Today cung cấp.

Nhằm mục đích phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu dùng trong năm 2023, nhiều chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc đã công bố những kế hoạch xây dựng lớn và các sáng kiến mới để thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Mặc kết cục khủng hoảng ở Hàn Quốc, Trung Quốc lại coi dự án này như ‘con cưng’, xây dựng 4 lần liên tiếp với hy vọng thúc đẩy kinh tế - Ảnh 3.

Lin Huanjie, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Công viên theo chủ đề nói rằng, các công viên chủ đề có tiềm năng thúc đẩy kinh tế địa phương rất tốt. Các công viên này sẽ tạo xu hướng và kéo các nhà hàng, khách sạn, phương tiện giao thông xung quanh cùng phát triển, đồng thời cải thiện tình trạng việc làm tại địa phương. Chúng cũng có thể giúp các thành phố phát triển thương hiệu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

“Sẽ mất khoảng hai năm để thị trường du lịch thành phố Bắc Kinh nói riêng hay Trung Quốc nói chung trở lại mức trước đại dịch. Điều này sẽ có lợi cho Legoland vì nó trùng với khung thời gian khai trương tại Trung Quốc. Tôi tin rằng với số lượng du khách ổn định, tập đoàn Merlin sẽ tin tưởng hơn vào thị trường quốc gia”, Lin cho biết.

“Paramount và Warner Brothers ở Mỹ, công viên giải trí Puy du Fou ở Pháp và Bollywood ở Ấn Độ đều muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Trung Quốc vẫn là một thị trường khổng lồ để xây dựng công viên giải trí và thị trường này chưa bão hòa”, ông nói thêm.

Legoland Thâm Quyến dự kiến sẽ thu hút hơn 2 triệu khách du lịch trong năm đầu tiên và tạo ra hơn 3.000 việc làm, theo một báo cáo của chính phủ nước này vào năm 2021.

“Thiết kế của Legoland Thượng Hải cũng đang ở giai đoạn cuối cùng. Dự án ở Thâm Quyến cũng đang tiến triển rất nhanh và chúng tôi hy vọng sẽ khai trương hai công viên này vào năm 2025” Lin nói. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, Legoland ở Tứ Xuyên vẫn đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong hoạt động thi công do vấn đề kinh phí.

Tổng hợp

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.