Mãi chưa giải được bài toán phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

16/04/2021 05:53
Dệt may, da giày, gỗ, điện tử, sản xuất, lắp ráp ôtô… là những ngành luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đang phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Điều này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh...

Đợt dịch Covid – 19 vừa qua đã bộc lộ rõ nhất hạn chế này. Không ít doanh nghiệp dệt may như "ngồi trên đống lửa" vì các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu không thể giao hàng, làm ảnh hưởng đến 20-30% năng lực sản xuất toàn ngành. Tương tự, các ngành giày da, công nghiệp điện tử, ô tô, thép… cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn cung linh phụ kiện đầu vào.

RỦI RO TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương, cho rằng Việt Nam phát triển được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, gỗ... thì cũng vấp phải các vấn đề về nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu ngày nay không đơn thuần như trước đây vì phải thỏa mãn những yêu cầu về môi trường, sinh học, an sinh xã hội.

"Năng lực sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam rất lớn và khả năng về mặt kỹ thuật rất cao, đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe của các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ.... Thế nhưng, gỗ nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phải thỏa mãn các yêu cầu của thị trường hiện đại, chẳng hạn phải có chứng chỉ rừng. Đây là vấn đề vô cùng nan giải, đòi hỏi các biện pháp căn cơ và dài hạn. Vì thế vẫn phải nhập khẩu để có được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm gỗ xuất khẩu", PGS.TS Phạm Tất Thắng nêu thực tế.

Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi kết thúc năm 2020 đầy khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 vẫn đạt con số 13,23 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm trước. Và mục tiêu của năm 2021 là xuất khẩu đạt khoảng 15 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay nguồn nguyên liệu gỗ trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp chưa được chặt chẽ. Chính vì vậy trong thời gian tới để đạt được mục tiêu xuất khẩu hơn 15 tỷ USD, ngành gỗ phải giải quyết tốt vấn đề về nguồn nguyên liệu, nhất là tránh những rủi ro về nguồn gỗ nhập khẩu phải có tính hợp pháp theo quy định.

Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu - Ảnh 1.

Nguồn nguyên liệu gỗ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu

Tương tự với ngành dệt may, da giày, mặc dù là những ngành nằm trong "Top" có kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng nguyên phụ liệu dùng để sản xuất các ngành hàng này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm khoảng 80%). Chính vì phụ thuộc quá nhiều nguyên phụ liệu vào thị trường Trung Quốc nên khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành dệt may, da giày rơi vào tình thế khó khăn khi không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Theo số liệu từ Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương Mại (Bộ Công Thương), năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 35,29 tỷ USD, nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng dệt và may mặc của Việt Nam cũng lên tới con số 21,38 tỷ USD. Đáng chú ý, trong số bốn thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may chủ yếu vào Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ thì Trung Quốc là thị trường cung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm tới 50,61% tổng trị giá nhập khẩu các nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam. Tiếp đến là Hàn Quốc với tỷ trọng chiếm 10,67%.

Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 8,85 tỷ USD, tăng 5,59% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu đạt 5,11 tỷ USD, tăng 10,15% so với cùng kỳ.

Nhìn nhận về con số này, một số chuyên gia cho rằng năng lực sản xuất hàng dệt may của Việt Nam rất lớn vì nguồn nhân công dồi dào, chịu khó, tiếp thu kiến thức đào tạo tốt, giá nhân công không quá đắt. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may động chạm đến vấn đề nguyên liệu đầu vào, trước hết là vải. 

Thời gian qua, ngành dệt may đã tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ khá tốt, giải quyết các vấn đề về sợi, vải. Về lượng chúng ta dư dả, nhưng vấp phải các vấn đề về cơ cấu vì yêu cầu mặt hàng vải cho dệt may, đặc biệt là những nguyên liệu cho dệt may cũng vô cùng tỉ mỉ, phức tạp. Do vậy, Việt Nam phải dựa vào thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, một số ngành công nghiệp chủ lực khác như điện tử, sản xuất, lắp ráp ôtô, thép... cũng đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện nhập khẩu. Do đó, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng, những ngành này cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

TẬP TRUNG CHO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu là mối nguy tiềm ẩn cho hoạt động sản xuất trong nước. Để giải quyết mối nguy này, một trong những giải pháp cấp thiết hiện nay là phải phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thế nhưng, sau hơn 20 năm với nhiều "quyết tâm", ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn như "đứa trẻ không chịu lớn". Đến nay, năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn hạn chế, chưa như kỳ vọng. Quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam cũng chậm, kém hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết, khi rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn vì thiếu nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất vì đại dịch Covid-19 bùng phát, lan rộng khiến việc kết nối với các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu bị gián đoạn.

Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu - Ảnh 2.

Rất ít doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo số liệu tổng hợp từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), tại Việt Nam: 60% vải nguyên liệu phải nhập từ Trung Quốc; 42% linh kiện điện tử phải nhập từ Hàn Quốc; hơn 64% phụ tùng, linh kiện ô tô phải nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Hàn Quốc, rất nhiều nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn khi chuỗi cung ứng hàng hóa đột ngột bị gián đoạn. 

Mặc dù thời gian qua đã có không ít những chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển của công nghiệp hỗ trợ được ban hành, nhưng theo các doanh nghiệp, phần lớn các chính sách này chỉ mang ý nghĩa động viên về tinh thần do rất khó tiếp cận. 

Thế nên, rất ít doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hoặc nếu có đầu tư thì đa phần cũng không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong sản phẩm.

Do đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ để thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển công nghiệp hỗ trợ. 

Trong đó, quan trọng nhất là thu hút đầu tư các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và các nhà cung cấp cụm linh kiện, linh kiện lớn trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu phục vụ thị trường trong nước và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội địa. Chỉ có  như vậy. Việt Nam mới có thể từng bước "tự chủ" được nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
37 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
38 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
52 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.239.904 VNĐ / tấn

165.60 JPY / kg

4.88 %

+ 7.70

Đường

SUGAR

10.380.407 VNĐ / tấn

18.11 UScents / lb

1.12 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

211.868.296 VNĐ / tấn

8,149.00 USD / mt

3.53 %

- 298.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

196.694.662 VNĐ / tấn

343.16 UScents / lb

2.80 %

- 9.88

Gạo

RICE

15.645 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

2.40 %

- 0.33

Đậu nành

SOYBEANS

9.820.592 VNĐ / tấn

1,028.00 UScents / bu

1.51 %

+ 15.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.529.015 VNĐ / tấn

297.60 USD / ust

1.05 %

+ 3.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
21 giờ trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
21 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
23 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
1 ngày trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.