Màn gọi vốn của Dura khiến các shark ngã ngửa: "Cổ đông góp 480 triệu đồng chiếm 80%, sao tôi bỏ ra 1 tỷ được có 10%"?

13/07/2021 11:08
Founder chiếm 80% công ty không xuất hiện và hai đại diện xuất hiện trên Shark Tank cho biết "mình đã được ủy quyền hợp pháp để đi gọi vốn".

Startup cuối cùng đến Shark Tank tập 11 mùa 4 gọi vốn là Dura với hai đại diện: Trần Quang Huy – giám đốc và Lưu Hoàng Hải – thành viên công ty. Hai đại diện của Dura đến để kêu gọi đầu tư 1 tỷ đồng cho 10% hoặc 3 tỷ đồng cho 25% cổ phần.

Hiện nay chiều cao trung bình của người Việt Nam thuộc nhóm thấp trên thế giới. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ Việt Nam là 19,6%. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và yếu tố di truyền, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tập luyện sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tầm vóc, cũng như thể lực của trẻ em. Trên cơ sở đó, mô hình phòng tập gym cho trẻ em với dụng cụ của Dura Việt Nam đã được ra đời. 

Dura hiện tại có 3 nguồn doanh thu chính bao gồm: Doanh thu từ xưởng sản xuất hơn một trăm loại dụng cụ, cung cấp chủ yếu cho các trường mầm non trên toàn quốc. Doanh thu từ đào tạo giáo viên hoặc cung ứng nguồn nhân lực cho nhà trường. Doanh thu từ phòng tập thu vé giống như mô hình gym của người lớn. Theo chia sẻ của 2 đại diện startup, Dura hiện nay đang đóng gói, tối ưu hơn để hướng tới nhượng quyền. 

Từ tháng 8/2020 - 4/2021, doanh thu của Dura khoảng 1,9 tỷ với 1 phòng tập và 1 cơ sở nhượng quyền. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ việc bán dụng cụ. 

Trả lời câu hỏi của Shark Linh về nhu cầu của thị trường, hai đại diện startup cho biết hiện có khoảng 15.000 trường mầm non theo thống kê của Bộ giáo dục. Theo quy định, mỗi trường phải có diện tích tối thiểu là 60 mét vuông cho hoạt động giáo dục thể chất, còn lựa chọn phương pháp nào thì chưa có. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu của các trường mầm non, startup cho biết sẽ phát triển theo hướng nhượng quyền và xây dựng thêm các cơ sở. 

Shark Hưng nhận định: "Tôi đồng ý là thể dục dụng cụ là một môn rất đáng tập từ bé bởi vì rất nhiều môn thể dục dụng cụ nếu mà vượt qua lứa tuổi ấy thì gần như không tập được nữa". Tuy nhiên, lo ngại lứa tuổi trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu bài tập không đúng sẽ gây ra những hậu quả như bị cong vẹo cột sống, phát triển không đồng đều, "lợi bất cập hại", Shark Hưng đưa ra thắc mắc về việc giáo trình đã được kiểm chứng, giáo viên có đạt chuẩn hay không.

Lưu Hoàng Hải cho biết: "Vào năm 2009, Bộ Giáo dục đã có một chương trình học dành cho lứa tuổi mầm non và chúng tôi dựa vào chương trình học của Bộ Giáo dục để xây dựng. Vấn đề về chuyên môn, chúng em có hợp tác với một số chuyên gia về mầm non, huấn luyện viên cũng là các thầy cô từ các trường sư phạm và thể dục thể thao".

Shark Hưng nhận xét: "Tôi không thấy hấp dẫn gì lắm" và phân tích: "Ví dụ bạn cho một mục đích cụ thể, tập đều đặn một tuần mấy buổi thì có thể tăng được chiều cao, thêm khoảng bao nhiêu phần trăm so với mấy bé không tập. Hay nếu tăng những kỹ năng sống như trườn bò, leo núi… thì nó phải có một sự hấp dẫn nào đó để cho các bạn trẻ tăng được kỹ năng sống".

Đáp lời, Trần Quang Huy nói: "Có một thứ có thể nhìn thấy ngay đó chính là ý chí của bé. Trên phương diện khách hàng thì cha mẹ các cháu rất thích. Hiện nay, cả vấn đề về dinh dưỡng hay vấn đề về thể chất cũng không có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng uống sữa hay ăn dinh dưỡng tốt thì sẽ cao lên bao nhiêu phần trăm. Theo tìm hiểu của em là chưa thấy có".

Giải đáp thắc mắc của Shark Liên về việc cấp phép sản xuất dụng cụ, Trần Quang Huy cho biết hiện nay startup mới chỉ tự công bố tiêu chuẩn cơ sở. Giám đốc Dura cũng chia sẻ thêm rằng đã đầu tư vào công ty 600 triệu. Hai đại diện Dura cho biết mình là cổ đông, đang giữ 20% cổ phần, còn một founder (người sáng lập) nắm 80% cổ phần còn lại và hiện tại đang deal (đàm phán) lại.

Màn gọi vốn của Dura khiến các shark ngã ngửa: Cổ đông góp 480 triệu đồng chiếm 80%, sao tôi bỏ ra 1 tỷ được có 10%? - Ảnh 1.

Shark Bình: "Người ta không thể giao tiền cho một người họ không nhìn thấy, không nói chuyện, không hiểu biết con người đó là người như thế nào".

Điều này khiến các Shark không khỏi bất ngờ. Shark Bình hoài nghi: "Đang deal lại cho thấy nội bộ các cổ đông đang có mâu thuẫn, đang phải dàn xếp thì làm sao Shark dám đầu tư được?"

Shark Hưng thắc mắc: "Giả sử các cổ đông đều góp bằng tiền. Vậy cổ đông góp 480 triệu kia chiếm 80%, còn bây giờ tôi bỏ ra 1 tỷ mà tôi được có 10%".

Shark Hưng và Shark Linh tiếp tục đặt ra câu hỏi: Trong ba cổ đông ai là người khởi xướng ý tưởng? Tại sao thành viên chiếm cổ phần nhiều nhất lại không đến gọi vốn?

Trần Quang Huy cho biết, người khởi xướng startup là cổ đông còn lại. Lý giải về việc người sáng lập không đến gọi vốn, Giám đốc Dura giải thích: "Vì chị ấy hiện tại đang tập trung vào làm chuyên môn". Hai đại diện startup cho biết thêm rằng mình đã được ủy quyền hợp pháp để đi gọi vốn.

Shark Phú nhận xét: "Tôi nghĩ mô hình của các em còn quá sớm, quy mô không tiềm năng, mô hình này cũng không hấp dẫn và cũng không nằm trong hệ sinh thái của công ty". Vì lý do đó, Shark Phú quyết định không đầu tư. 

Shark Linh đánh giá thị trường quá nhỏ, với mô hình này startup có thể không cần gọi vốn, cứ làm dần dần thì sẽ từ từ phát triển. Do đó, Shark không đầu tư.

Shark Liên cũng từ chối đầu tư và khuyên startup nên thận trọng khi áp dụng bất cứ điều gì vào con nít.

Shark Hưng từ chối đầu tư và lý giải: "Như tôi phân tích, sản phẩm không có gì độc đáo, mô hình kinh doanh cũng không có khả năng mở rộng nhiều. Hai bạn cũng không nắm giữ cổ phần lớn nên nếu tôi deal ngược lại thì chắc bạn không quyết định được. Bạn được ủy quyền, được giao biên độ 1 tỷ cho 10%, có thể được cộng trừ nhiều lắm thì 30%. Các bạn bỏ 600 triệu, tôi bỏ 1 tỷ nữa thì tổng vốn chúng ta có 1,6 tỷ. Tôi chiếm 70% thì chắc các bạn không thể quyết định được vì ngoài khả năng. Nếu tôi muốn chúng ta bàn nhau để thay đổi mô hình, chắc chắn sẽ rất khó".

Shark Bình đưa ra lời khuyên: "Các startup nếu dự định lên Shark Tank, CEO hoặc chủ tịch - người có quyền quyết định, định đoạt startup phải là người lên gọi vốn... Người ta không thể giao tiền cho một người họ không nhìn thấy, không nói chuyện, không hiểu biết con người đó là người như thế nào".

Khi Trần Quang Huy cho rằng mình có quyền định đoạt công ty, Shark Bình không đồng tình và phân tích: "Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ trong các luật doanh nghiệp. Người định đoạt là những người nắm cổ phần trên 51%, trên 65%. Bạn mới nắm 10% mà bạn bảo bạn có quyền định đoạt thì chứng tỏ trong nội bộ doanh nghiệp của bạn đang rất có vấn đề".

Giám đốc Dura phản biện: "Thực quyền trong doanh nghiệp, cái đó nó không nằm ở pháp lý, mà nó nằm ở những vấn đề chính trị doanh nghiệp ở đằng sau".

Đồng tình với quan điểm của Shark Bình, Shark Hưng nhấn mạnh lại: "Phạm vi và thẩm quyền quyết định của bạn rất bé khi bạn nhận ủy quyền".

Shark Bình tiếp tục chia sẻ: "Thông thường những cổ đông nhỏ sẽ ủy quyền cho cổ đông lớn để đi deal. Bao giờ người nắm quyền định đoạt cũng phải là người nên ra đối mặt với nhà đầu tư bởi vì con người là yếu tố quan trọng nhất".

Tuy vậy, nhận định trẻ em đô thị đang thiếu chỗ vui chơi, Shark Bình đề nghị đầu tư theo mô hình Venture Builder với con số 7 tỷ cho 70% cổ phần kèm 2 điều kiện: startup phải thay đổi mô hình kinh doanh và có sự đồng thuận giữa các cổ đông trong công ty. Shark Bình cho biết 3 cổ đông ban đầu của startup vẫn có lương và giữ tổng 30% cổ phần công ty, con số cụ thể startup tự đàm phán cùng nhau.

Sau khi thảo luận riêng, startup đề nghị 7 tỷ cho 51% cổ phần nhưng Shark Bình từ chối. 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.