Mảng di động của LG làm ăn ra sao trước tin đồn trở thành mục tiêu mua lại của Vingroup?

13/02/2021 09:35
Trong bối cảnh LG đang muốn từ bỏ mảng sản xuất di động, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao một hãng sản xuất đồ điện tử hùng mạnh của Hàn Quốc lại đi đến một quyết định như vậy.

LG là một cái tên nổi tiếng trong ngành sản xuất đồ điện tử, đồ gia dụng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên bình diện toàn cầu. Tuy nhiên, họ lại không có được nhiều thành công trong việc sản xuất điện thoại di động, dù là hãng tiên phong trong việc ra mắt những chiếc máy sử dụng cảm ứng điện dung (LG Prada).

Dù vậy, những nhà máy sản xuất của LG vẫn được nhiều công ty quan tâm, trong đó có cả VinGroup, một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam. Thời gian gần đây, liên tiếp có những tin đồn về việc VinGroup muốn mua lại các nhà máy sản xuất của LG nhằm mở rộng việc sản xuất điện thoại vốn đang rất thành công ở trong nước với những chiếc VinSmart khá được người dùng yêu thích.

Được thành lập từ năm 1947, LG là hãng đầu tiên sản xuất radio tại Hàn Quốc. Sau những thành công trong lĩnh vực kinh doanh radio, hãng đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình sang các thiết bị điện tử gia dụng như tủ lạnh, TV, máy giặt, máy điều hòa... trước khi mở rộng thông qua xuất khẩu sản phẩm qua châu Âu, Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Tới năm 1994, sau nhiều năm nghiên cứu, LG Electronics đã cho ra mắt chiếc điện thoại di động kỹ thuật số CDMA đầu tiên trên thế giới với tên gọi LGC-330W và được bán tại thị trường Mỹ. Mặc dù vậy, LG không thực sự thành công khi thị phần của họ ở mảng điện thoại thua kém khá nhiều những ông lớn ở thời điểm đó là Nokia, Motorola và Sony Ericsson. Song với tham vọng của mình, công ty tiếp tục chi rất nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu về điện thoại trong những năm tiếp theo.

Những nỗ lực của LG đã được đền đáp khi tới năm 2002, họ đã giành được 3.2% thị phần trong ngành sản xuất điện thoại. Tới năm 2006, với LG Prada, LG đã giới thiệu với thế giới chiếc điện thoại sử dụng cảm ứng điện dung đầu tiên trên thế giới kết hợp với công ty thời trang nổi tiếng cùng tên và có số lượng máy bán ra ở mức tốt. Trong năm đó, thị phần của LG được cải thiện lên mức 6.3% và tiếp tục tăng lên trong năm tiếp theo với chiếc LG Viewty với 300,000 chiếc được bán ra tại thị trường châu Âu.

Mảng di động của LG làm ăn ra sao trước tin đồn trở thành mục tiêu mua lại của Vingroup? - Ảnh 1.

Những chiếc lược của LG về điện thoại di động tiếp tục thành công cho tới năm 2009, khi lần đầu tiên họ bán được trên 100 triệu máy (tương đương với số lượng điện thoại bán ra tăng tới 25%) trên toàn cầu và trở thành nhà sản xuất số ba thế giới với 10.4% thị phần. Thành công này có được là nhờ những thiết kế tương đối độc đáo vào thời bấy giờ của nhà sản xuất điện thoại Hàn Quốc.

Với 10 triệu chiếc LG Shine được bán ra trong năm 2008 và 13 triệu chiếc LG Cookie tới tay người tiêu dùng trong năm 2009, LG đã có được thành công mà họ mong muốn. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm này, LG bắt đầu sa sút vì sự chủ quan của ban lãnh đạo, đặc biệt với việc chuyển đổi sang sản xuất điện thoại thông minh. Khi mà Iphone bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc, các lãnh đạo công ty không thực sự quan tâm tới việc người tiêu dùng bắt đầu để ý tới hiệu suất sử dụng điện thoại, thay vì chỉ thiết kế như trước đó.

Đồng thời, khủng hoảng tài chính toàn cầu vào thời điểm này đã cản trở LG tiếp tục phát triển mảng điện thoại di động. Thay vì phát triển theo xu thế điện thoại thông minh, hãng vẫn tiếp tục dựa vào bề ngoài của những chiếc máy sử dụng công nghệ cũ kỹ nhằm bù đắp doanh thu ngắn hạn cho các mảng kinh doanh khác. Doanh thu bán hàng và tỷ suất lợi nhuận của hãng ở mảng điện thoại di động bắt đầu đi xuống từ quý 3 năm 2009 trở đi.

Mảng di động của LG làm ăn ra sao trước tin đồn trở thành mục tiêu mua lại của Vingroup? - Ảnh 2.

LG Shine, một trong những sản phẩm thành công nhất của hãng (Ảnh: LG)


Kể từ năm 2010, LG thể hiện rõ sự hụt hơi trong mảng điện thoại, với việc hợp tác cùng Microsoft để tích hợp Windows Mobile OS vào các sản phẩm của mình. Đây là một nước đi tương đối sai lầm, khi mà những hãng điện thoại khác, có thể kể tới HTC, Motorola hợp tác với Google để tích hợp Android, một hệ điều hành phổ biến hơn rất nhiều so với Windows Mobile OS. Đó là chưa kể đến Apple với hệ điều hành iOS; kết thúc 6 tháng đầu năm 2010, LG chỉ còn lại 8% thị phần trong mảng sản xuất điện thoại. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo của LG không thừa nhận sai lầm và tiếp tục trung thành với chính sách đã lỗi thời.

Trong khi đó, đối trọng hàng đầu tại Hàn Quốc của họ là Samsung, mặc dù cũng tương đối chậm trễ trong việc chuyển đổi, nhưng đã nhận ra sự sai sót và ngay lập tức bước vào cuộc chơi của những chiếc điện thoại thông minh với những chiếc Galaxy S. Cuối cùng, LG cũng sửa sai bằng cách ra mắt chiếc Optimus Q, nhưng đã quá muộn khi mà hệ điều hành Android được cài đặt trong máy là phiên bản 1.6, trong khi các đối thủ đều sở hữu Android 2.1. Đến cuối năm 2012, thị phần của LG rơi xuống dưới 3.2%, tức chỉ bằng một phần ba so với giai đoạn đỉnh cao năm 2009.

Mảng di động của LG làm ăn ra sao trước tin đồn trở thành mục tiêu mua lại của Vingroup? - Ảnh 3.

Cuối năm đó, LG đã có một số cải tổ mạnh mẽ, trong đó có việc đưa ra dòng điện thoại cao cấp LG G, mà điển hình là chiếc G2. Đây là một trong những chiếc điện thoại sở hữu màn hình đẹp nhất thời điểm bấy giờ và đã đem lại cho công ty một tia sáng hi vọng nhỏ nhoi. Tuy nhiên, những phiên bản tiếp theo của dòng điện thoại này lại gặp phải những lỗi rất nặng nề, trong đó phải kể tới chiếc LG G4 với lỗi "đột tử" - máy liên tục khởi động lại hoặc treo ở logo. Đây là một đòn nặng nề cho những nỗ lực của LG, và kể từ sau đó, dù vẫn tiếp tục ra mắt nhiều chiếc điện thoại mới, song hầu như không ai chú ý tới các sản phẩm này của hãng.

Kể từ năm 2015, mảng điện thoại của LG đã không còn đem lại lợi nhuận cho công ty. Tới năm 2018, LG Electronics đã bán được khoảng 40 triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu, chiếm khoảng 3% thị phần nhưng tiếp tục thua lỗ nặng nề. Năm 2019, họ phải chuyển việc sản xuất điện thoại thông minh tới Hải Phòng, Việt Nam nhằm cắt giảm chi phí sản xuất để có thể hồi sinh lại mảng sản xuất này. Song tới đầu năm nay, với chỉ 1.7% thị phần trên toàn cầu và liên tiếp 23 quý thua lỗ dù được đầu tư không hề nhỏ, LG đã công bố kế hoạch từ bỏ việc sản xuất điện thoại di động.

Mảng di động của LG làm ăn ra sao trước tin đồn trở thành mục tiêu mua lại của Vingroup? - Ảnh 4.

LG thua lỗ liên tục trong 23 quý, kể từ quý 2/ 2015 (Ảnh: Techcrunch)


Do đó, thời gian gần đây, đã rộ lên những tin đồn về việc Vingroup sẽ mua lại mảng sản xuất của LG. Những nhà máy của công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil đều được trang bị hiện đại sẽ góp phần giúp cho Vingroup mở rộng hơn sang lĩnh vực công nghệ cao. Trong khi đó, LG vẫn giữ lại mảng R&D của mình với một lượng nhỏ nhân sự tại Hàn Quốc. Nếu thỏa thuận giữa hai bên thành công, LG sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và R&D, trong khi Vingroup sẽ là công ty lắp ráp các sản phẩm (OEM).

Mảng di động của LG làm ăn ra sao trước tin đồn trở thành mục tiêu mua lại của Vingroup? - Ảnh 5.

Hình ảnh nhà máy LG ở Hải Phòng (Ảnh: Vnreview)


Như vậy, có thể thấy mặc dù có thế mạnh về phần cứng, song những sự chậm trễ và bảo thủ của các lãnh đạo LG thời kỳ trước đã khiến cho một công ty có mảng sản xuất điện thoại từng đứng thứ 3 thế giới phải bán lại toàn bộ các nhà máy nhằm tái cơ cấu. Dù vậy, đây là bước đi có phần đúng đắn của LG, khi họ có thể làm giống như Apple, tập trung vào nghiên cứu và thiết kế thay vì trực tiếp sản xuất. Sau nhiều năm thua lỗ liên tiếp, có lẽ LG đã học được bài học cho riêng mình.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.