Mạng sống đáng giá bao nhiêu tiền: Câu chuyện của một bệnh nhân ung thư hé lộ góc khuất thị trường chăm sóc sức khỏe Mỹ

15/12/2022 15:28
Định giá vô hình của các dịch vụ y tế tại Mỹ chẳng khác nào một trò chơi con quay đắt đỏ mà không ít người đã thua tới mức tán gia bại sản.

Claire Bushey, phóng viên của FT tại Chicago, Mỹ đã kể lại trải nghiệm của cô với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ đánh giá cao cuộc sống của tôi và tôi biết chi phí là bao nhiêu. Tháng 11 năm ngoái, giọng nói của một bác sĩ qua chiếc điện thoại đã kết thúc chuỗi thời gian khỏe mạnh của tôi một cách thô lỗ đến mức nó vô cùng khó tin. Tôi bị chuẩn đoán mắc ung thư vú ở tuổi 41.

9 tháng tiếp theo, tôi phải trải qua vô số lần chụp X-quang, sinh thiết, chụp cộng hưởng từ, cắt bỏ khối u, xạ trị trong 6 tuần, 8 đợt hóa trị và có Chúa mới biết tôi đã bị lấy đi bao nhiêu máu…. Hôm nay, cơ thể tôi dường như có vẻ đã ổn. Việc được sống cho phép tôi tính toán tất cả các chi phí, tất nhiên là những thứ có thể lượng hóa bằng USD, về hành trình mà tôi đã phải trải qua.

Các vấn đề về y tế là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phá sản cá nhân ở Mỹ. May mắn thay, tôi không lâm vào tình cảnh đó. Một thập kỷ trước, tôi từng vài năm sống mà không có bảo hiểm. Tuy nhiên, khi tai họa giáng xuống, tôi có một công việc toàn thời gian với bảo hiểm y tế vững chắc. Tờ Financial Times (FT) cho tôi nghỉ phép có hưởng lương và tôi được các chuyên gia lành nghề và có tâm tại một trong những hệ thống y tế hàng đầu tại Chicago chữa trị. Đến nay, tôi không phải bỏ mấy tiền túi ra chữa bệnh.

Mạng sống đáng giá bao nhiêu tiền: Câu chuyện của một bệnh nhân ung thư hé lộ góc khuất thị trường chăm sóc sức khỏe Mỹ - Ảnh 1.

Điều đó không có nghĩa là mạng sống của tôi rẻ mạt. Trong quá trình điều trị, công ty bảo hiểm đã phải trả 175.725 USD cho bệnh viện. Tuy nhiên, Northwestern Medicine, hệ thống y tế mà tôi chữa trị, tính phí là 416.328 USD. Sự chênh lệch này hé lộ một sự thực khủng khiếp và nghiệt ngã trong ngành công nghiệp y tế của Mỹ.

Trong hệ thống của nước Mỹ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do Chính phủ, các công ty bảo hiểm và cá nhân chi trả bằng tiền của chính họ. Ge Bai, giáo sư nghiên cứu về chi phí chăm sóc sức khỏe tại Đại học Johns Hopkins, nói rằng điều đó có nghĩa là mỗi bệnh nhân phải trả những mức giá khác nhau cho cùng một phương pháp điều trị.

Các công ty bảo hiểm nói rằng họ phải “đấu tranh” với các bệnh viện và bác sĩ để bệnh nhân bị tính phí ít hơn. Tuy nhiên, các bệnh viện hàng đầu như Northwestern Medicine có một lợi thế. Họ biết chẳng ai mua bảo hiểm khi các bệnh viện tinh hoa như vậy không nằm trong danh sách được trả quyền lợi. Trong khi đó, bản thân các công ty bảo hiểm cũng chẳng thấy lợi ích gì với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá thành thấp vì nó làm giảm doanh thu của họ.

Chính phủ Mỹ đã thúc đẩy sự minh bạch trong việc định giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe bởi có nhiều nhà cung cấp tính phí khác nhau cho cùng một dịch vụ. Trong khi đó, các bệnh viện và bác sĩ lại từ chối cho biết người bệnh phải trả bao nhiêu để được cung cấp dịch vụ y tế.

Trở lại câu chuyện của tôi, ngày 12/1 là một ngày quan trọng cho mục tiêu tiếp tục sống của mình và cũng là ngày tôi phải trả khoản tiền lớn. Một số bác sĩ phẫu thuật đã cắt bỏ phần cơ thể bị ung thư và sinh thiết một hạch bạch huyết của tôi. Vậy chi phí cắt bỏ khối u là bao nhiêu?

Mạng sống đáng giá bao nhiêu tiền: Câu chuyện của một bệnh nhân ung thư hé lộ góc khuất thị trường chăm sóc sức khỏe Mỹ - Ảnh 2.

Tôi phải nhờ tới sự giúp đỡ của Bill Kampine, đồng sáng lập của Healthcare Bluebook - một công ty ở Tennessee chuyên phân tích các yêu cầu chăm sóc sức khỏe, để xác định những gì mà các công ty bảo hiểm phải chi trả cho ca phẫu thuật này. Với 50 yêu cầu bồi thường mà bảo hiểm đã thanh toán, số tiền dao động cho việc cắt khối u vú là 5.473 đến 39.773 USD/ca. Trung bình là 15.176 USD/ca.

Kampine đã xem kỹ hóa đơn của tôi và sau đi loại bỏ các thứ không liên quan, ông kết luận ca phẫu thuật của tôi ngốn khoảng 30.000 USD, thuộc hàng dịch vụ cao cấp nhất trong các phẫu thuật loại này. Hóa đơn bao gồm khoản phí 141 USD cho mỗi lần thử thai trước khi phẫu thuật. Đó là một chi phí khổng lồ nếu so với các phương pháp thử thai được bán ở mọi hiệu thuốc trên phố.

Tôi luôn vô cùng biết ơn về sự chăm sóc mà tôi đã nhận được từ các y, bác sĩ và bệnh viện, nơi được xếp hạng hàng đầu về chất lượng trên Healthcare Bluebook. Và không ai lấy của tôi 30.000 USD cho ca phẫu thuật đó. Vậy điều quan trọng ở đây là gì?

Thực tế, người sử dụng lao động và người lao động chính là những người phải trả chi phí này thông qua việc mua bảo hiểm và giá bảo hiểm cũng bị đẩy lên vì lý do đó.

Mỗi khi tôi trả 30.000 USD cho thứ gì đó giá chỉ 10.000 USD, số tiền 20.000 USD chênh lệch đó sẽ không được dùng để thuê nhân công, trả lương cao hơn cho mọi người hay sử dụng cho các khoản đầu tư khác. Thực tế không ai biết dịch vụ nào giá bao nhiêu và đó chính xác là điều dẫn tới những chi phí khủng khiếp như thế này.

Và không nhiều người dân Mỹ có khả năng tiếp cận được những dịch vụ mà tôi may mắn được hưởng.

Tham khảo: FT

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
56 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.