Mark Zuckerberg: Đúng, Facebook lưu trữ đến từng cú nhấp chuột

11/04/2018 07:27
Từ 2h rạng sáng 11-4, giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg của Facebook trả lời trước Quốc hội Mỹ về vụ bê bối lớn nhất lịch sử 14 năm của mạng xã hội này.

Buổi điều trần này có tên gọi là "Sự riêng tư trên Facebook, Truyền thông xã hội và Việc sử dụng và dụng dữ liệu", với sự có mặt của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley (Đảng Cộng hòa) và Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện John Thune (Đảng Cộng hòa).

Sau buổi điều trần này, ông Zuckerberg sẽ tiếp tục phiên điều trần khác trước Hạ viện Mỹ vào 10h sáng 11-4 (tức 10h tối cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Ông Zuckerberg sẽ phải trả lời những câu hỏi nhiều người muốn biết như làm thế nào Facebook thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin của người dùng.

Toàn bộ lỗi lầm là của hệ thống?

Thượng nghị sĩ Jerry Moran hỏi: "Làm thế nào 87 triệu người dùng Facebook bị chia sẻ thông tin cá nhân trong khi chỉ có 300.000 tài khoản tự nguyện chia sẻ thông tin (qua ứng dụng của Kogan)?

Ông Zuckerberg: "Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi không vi phạm văn bản chấp thuận ấy. Ứng dụng này chỉ hoạt động dựa trên những gì chúng tôi đã nói về sự hoạt động của nó. Hệ thống làm việc y như những gì chúng tôi thiết kế, vấn đề là chúng tôi thiết kế hệ thống này không tốt."

Ông Mogan truy tiếp: Vậy anh nói rằng người dùng Facebook đã không chấp thuận việc bị nhượng lại thông tin cá nhân?

Ông Zuckerberg đáp rằng điều này rõ ràng nằm ở chỗ hệ thống hoạt động, nên đã có sự chấp thuận rồi. Có lẽ 86,7 triệu người còn lại không chấp thuận thôi.

Ông Zuckerberg tiếp tục khẳng định người dùng và máy tính có trách nhiệm chủ yếu, vì Facebook chạy trên nền tảng giao tiếp API – phương thức để các phần mềm kết nối với nhau.

Đảm bảo không ai can thiệp bầu cử giữa nhiệm kỳ

Trả lời câu hỏi của Thượng nghị sĩ Dan Sullivan về việc Facebook là công ty công nghệ hay là một "nhà xuất bản" khổng lồ, ông Zuckerberg khẳng định ông coi Facebook là một công ty công nghệ.

"Facebook không sản xuất nội dung nào cả" - CEO của Facebook nói - nhưng ông thêm rằng ông chịu trách nhiệm với nội dung của Facebook.

Tiếp tục trả lời Thượng nghị sĩ Tom Udall, ông Zuckerberg khẳng định điều quan trọng nhất lúc này là đảm bảo không ai can thiệp cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới trong năm nay.3 giờ trước

Facebook không biết Nga hay Trung Quốc có thu thập thông tin hay không

Thượng nghị sĩ Jeff Flake đặt câu hỏi liệu ông Zuckerberg có nghĩ rằng Nga hoặc Trung Quốc đã thu thập thông tin và có hồ sơ của người dùng Facebook không?

Ông Zuckerberg đáp: "Chúng tôi đang bắt đầu một cuộc điều tra. Tôi đang nghĩ chúng tôi sẽ tìm thấy gì đó.

Có thể nói người dùng không có hiểu biết cụ thể về những gì các quốc gia khác đang làm, nhưng họ có thể giả định rằng các nước khác có thể lạm dụng hệ thống (của Facebook)".

Facebook không bán thông tin người dùng?

Thượng nghị sĩ Edward Markey đưa ra hai câu hỏi trực diện và quan trọng cho ông Zuckerberg.

Thứ nhất, liệu ông Zuckerberg có nhận được sự đồng ý rõ ràng của người dùng rằng thông tin của họ có thể bị chia sẻ và bị bán không?

Thứ hai, nếu có một luật buộc Facebook và bất kỳ công ty nào thu thập thông tin của người dùng đều phải có sự xác nhận trước khi các thông tin ấy có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác thì sao?

Ông Zuckerberg khẳng định: Đầu tiên, Facebook đã nói trước với người dùng về việc chia sẻ thông tin trong "điều khoản dịch vụ".

Tuy nhiên, ông Zuckerberg nhấn mạnh rằng: "Tôi muốn làm rõ điều này trước, rằng chúng tôi không bán thông tin của người dùng".

Về điều luật, ông Zuckerberg ngập ngừng, yêu cầu câu hỏi phải bao gồm các "chi tiết" về luật ấy.

Nhưng khi bị đặt lại câu hỏi "có hay không", ông Zuckerberg nói: "Về tổng thể, về nguyên tắc, thì tôi đồng ý nhưng chi tiết vẫn quan trọng".

Facebook lưu trữ từng cú click

Ông Zuckerberg giải thích rằng Facebook chia nội dung làm hai loại: một loại nội dung người dùng tự ý đăng tải, chia sẻ, và một loại còn lại là họ hoàn toàn kiểm soát.

Loại "kiểm soát" nghĩa là dữ liệu liên quan tới các ứng dụng và quảng cáo. Thượng nghị sĩ Fischer hỏi rằng: "Các anh (Facebook) lưu trữ bao nhiêu dữ liệu? Lưu tất cả những gì chúng tôi nhấp vào sao? Nó có bị lưu trữ ở đâu khác không?

Ông Zuckerberg nói: "Đúng, chúng tôi lưu trữ dữ liệu".

Trước các buổi điều trần này, phía Facebook đã công bố nội dung dự kiến xoay quanh lời khai của ông Zuckerberg. Trong đó, người đứng đầu mạng xã hội này đưa ra lời xin lỗi như sau:

"Rõ ràng giờ đây chúng tôi đã không hành động đúng mức để ngăn chặn các công cụ này (Facebook và một số tính năng của nó) bị sử dụng và tạo ra nguy hại. Nó đã chứng kiến những tin tức giả mạo, sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử và những nội dung gây thù hận, cũng như sự riêng tư của các nhà phát triển và dữ liệu. Đó là lỗi của tôi, và tôi xin nhận lỗi. Tôi đã tạo ra Facebook, tôi vận hành nó, và tôi chịu trách nhiệm cho những gì đang xảy ra ở đây".

"Mắc lỗi" vì không ngăn Cambridge Analytica lấy thông tin

Ông Zuckerberg thừa nhận đáng ra đã chặn Cambridge Analytica từ năm 2015, thời điểm họ còn "quyền hạn" với công ty này do Analytica lúc ấy đang là khách hàng.

Nhưng điều đó đã không xảy ra, và Analytica vẫn tiếp nhận thông tin người dùng. Do đó đây là một "lỗi lầm" của Facebook.

Facebook có trung lập về chính trị không?

Trong phần chất vấn cuối cùng trước giờ nghỉ, Thượng Nghị sĩ Ted Cruz (người từng tranh cử tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa năm 2016), đặt vấn đề rằng liệu Facebook có trung lập về mặt chính trị không?

Ông Zuckerberg hỏi ngược lại rằng: "Ngài hỏi cá nhân tôi à?".

Ông Cruz nói: "Tôi hỏi Facebook". Ông Cruz tâp trung vào việc Facebook có phạm lỗi lầm ở tính thiên vị nghiêng về phe tự do, chống lại các ý kiến bảo thủ trên các bài đăng trên nền tảng này hay không. Đây là chi tiết do trang công nghệ Gizmodo đưa ra trước đây.

Ông Zuckerberg khẳng định Facbeook trung lập về mặt chính trị. Ông khẳng định: "Chúng tôi tạo ra Facebook trên toàn thế giới, với đủ loại ngôn ngữ và ý kiến khác nhau..."

Facebook có quyền bán thông tin?

Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal trưng tấm bảng chứa một số nội dung trong điều khoản dịch vụ mà Aleksandr Kogan, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge đã sử dụng.

Ông bôi đậm ở chi tiết: Facebook đã được thông báo về việc Kogan có thể bán thông tin có được từ Facebook.

Ông Blumenthal hỏi thêm rằng liệu Zuckerberg có đọc thỏa thuận này chưa?

CEO của Facebook nói ông "không đọc hết". Blumenthal chất vấn tiếp: Vậy việc ông Zuckerberg "không biết" có mâu thuẫn với "điều khoản dịch vụ" mà Facebook đưa ra hay không?.

Ngoài ra, Thượng nghị sĩ này cũng nói thẳng Facebook đã "cố ý không biết" rằng Kogan đã vi phạm điều khoản của mình và rằng ông Zuckerberg và Facebook đã tối đa hóa lợi nhuận từ chính vấn đề bảo mật này

Đến năm 2013, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge có tên Aleksandr Kogan đã tạo ra một ứng dụng cá nhân với nội dung hỏi đáp.

Ứng dụng này được 300.000 người dùng Facebook đồng ý (tự nguyện) chia sẻ một số thông tin trên Facebook của mình, cũng như thông tin từ bạn bè của họ nếu "phần cài đặt riêng tư của nhóm bạn bè ấy cho phép chia sẻ"

Cho đến năm 2014, Facebook đã thay đổi nền tảng để hạn chế đáng kể các thông tin người dùng đang chia sẻ. Đặc biệt các ứng dụng như của nhà nghiên cứu tên Kogan ấy cũng không còn quyền tiếp cận thông tin người dùng nữa.

Hình ảnh, thông điệp có bị sử dụng không?

Thượng nghị sĩ Roy Blunt hỏi ông Zuckerberg rằng liệu khi chúng tôi chia sẻ thông tin trên nền tảng của các anh (Facebook), chúng tôi có biết rằng các anh đang truy cập và sử dụng dữ liệu (của chúng tôi) hay không?

Ông Zuckerberg nói rằng người dùng chia sẻ ảnh, video, thông điệp trên nhiều nền tảng.

Người dùng cũng dùng Google hay các ứng dụng khác và chia sẻ trên thông tin, hình ảnh, thông điệp. Đó là điều Facebook không kiểm soát hết.

Ai đọc hết "điều khoản dịch vụ" của Facebook?

Đến lượt thượng nghị sĩ Graham đặt câu hỏi chất vấn Zuckerberg

Ông cầm bản in "Terms of service" (điều khoản dịch vụ) của công ty này, đọc sơ qua và hỏi: "Anh nghĩ liệu có người dùng Facebook nào đọc hết đống tài liệu này không?".

Mất dữ liệu là do người dùng tự gánh?

Ông Grassley hỏi tiếp: "Tại sao Facebook không tiết lộ với người dùng về tất cả những khả năng mà dữ liệu của họ sẽ bị lạm dụng?"

Ông Zuckerberg nói: "Người dùng có thể kiểm soát các bài viết của mình, và việc này không giống nhau".

Mark Zuckerberg điều trần trước Thượng viện Mỹ

Mark Zuckerberg nói Facebook chưa bao giờ kiểm soát việc dữ liệu người dùng bị rò rỉ.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley hỏi ông Zuckerberg rằng "có bao nhiêu trường hợp rò rỉ dữ liệu đã xảy ra?".

Ông Zuckerbger nói "Facebook đang tiến hành kiểm tra và tìm hiểu."

Ông Grassley hỏi tiếp rằng liệu Facebook đã bao giờ kiểm tra việc này chưa.

Ông Zuckerberg nói rằng công ty sẽ chủ động việc này hơn nữa trong tương lai.

Từ tháng 3, dư luận khắp thế giới xôn xao về chuyện những thông tin cá nhân trên đã lọt vào tay công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica. Điều này có nghĩa Facebook đứng trước dấu hỏi lớn về việc liệu họ có phản bội chính người dùng của mình hay không.

Trong ngày 9-4 (giờ Mỹ), ông Zuckerberg đã có cuộc họp với một số nhà lập pháp ở Mỹ tại Đồi Capitol, tức toà nhà Quốc hội Mỹ.

Sự hiện diện của ông Zuckerberg trong bộ vest đen tại Đồi Capitol là sự kiện đầu tiên, mở màn cho một tuần đầy căng thẳng của CEO 33 tuổi này, liên quan tới vụ bê bối làm lộ thông tin của 87 triệu người dùng Facebook.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
8 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
8 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
8 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
7 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
4 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
48 phút trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
15 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
16 giờ trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.