Mark Zuckerberg thừa nhận sai lầm của bản thân khiến Tiktok trỗi dậy

14/10/2022 16:06
Nhà sáng lập Facebook cho rằng xu hướng tương tác thông tin trên mạng xã hội của người dùng ngày nay đang ngày càng thay đổi.

Theo hãng tin CNBC, nhà sáng lập Mark Zuckerberg của Facebook (Meta) đã thừa nhận việc bản thân mình thất bại trong công cuộc dự đoán xu hướng tương tác mới nhất của mạng xã hội, qua đó tạo cơ hội cho sự trỗi dậy của Tiktok.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 13/10/2022 vừa qua, CEO Mark Zuckerberg nói rằng bản thân mình đã bỏ lỡ xu hướng tương tác mới của mọi người với thông tin trên mạng xã hội. Cụ thể, người dùng ngày càng hứng thú với những nội dung được đề xuất ngẫu nhiên trên bảng tin của mình thay vì những thông tin được chia sẻ từ bạn bè hay những đối tượng họ theo dõi.

Mặc dù mọi người vẫn tương tác với các thông tin được bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội nhưng xu hướng chung ngày càng lớn hiện nay là người dùng muốn tự trải nghiệm khám phá thông tin.

Mark Zuckerberg thừa nhận sai lầm của bản thân khiến Tiktok trỗi dậy - Ảnh 1.

“Bởi vậy, việc ai là người tạo ra nội dung hay được gửi bởi ai không còn quan trọng, người dùng chỉ muốn chất lượng nội dung hấp dẫn nhất có thể”, nhà sáng lập Facebook thừa nhận.

Theo Mark Zuckerberg, Tiktok là một đối thủ đáng gờm và thừa nhận Facebook hiện khá chậm chân trong mảng sáng tạo nội dung cho người dùng.

“Facebook chậm chân trong mảng này bởi chúng không phù hợp với chuẩn mực của tôi về mạng xã hội. Nhìn nó trông giống một bản ngắn gọn của Youtube thì đúng hơn”, CEO Mark Zuckerberg cho biết.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập Facebook tin rằng việc quan trọng với Meta hiện nay là phát triển một trí thông minh nhân tạo (AI) để có thể đề cử những thông tin, bức ảnh hay video ngắn tạo được sự chú ý của người dùng để cạnh tranh với Tiktok.

Áp lực lớn

Những lời thừa nhận của Mark Zuckerberg được đưa ra trong bối cảnh Meta mới ra mắt sản phẩm kính thực tế ảo Quest Pro với giá 1.500 USD/bộ, qua đó dẫn đầu thị trường trong mảng vũ trụ ảo. Mặc dù có những lời khen có cánh với sản phẩm mới này nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về tính khả thi của dự án.

Vào năm 2021, những áp lực từ phía chính phủ, dư luận xã hội cũng như việc Apple thay đổi chính sách thông tin người dùng đã khiến Facebook thiệt hại nặng về doanh thu quảng cáo. Thêm vào đó, sự trỗi dậy của Tiktok khi bòn rút dần người dùng trẻ khỏi các ứng dụng Facebook hay Instagram đã khiến CEO Mark Zuckerberg phải tìm kiếm hướng đi mới cho công ty, và anh đã chọn vũ trụ ảo.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, việc chuyển đổi này đang tạo nên những cơn sóng ngầm trong nội bộ Meta khi nguồn thu chính của họ vẫn chủ yếu dựa vào doanh thu quảng cáo của Facebook và Instagram. Trái lại, dự án phát triển kính thực tế ảo, ngưỡng cửa để người dùng có thể tiếp cận vũ trụ ảo, lại đang thiêu đốt hàng tỷ USD nhưng kết quả thì chưa thấy có nhiều đột phá.

Bên cạnh đó, việc phải hạn chế chi tiêu ngân sách trong bối cảnh không còn tăng trưởng nóng như trước đã khiến nhiều nhân viên trong Meta trở nên bất bình, lo lắng bị sa thải cũng như mịt mờ về tương lai.

Mark Zuckerberg thừa nhận sai lầm của bản thân khiến Tiktok trỗi dậy - Ảnh 2.

Trong cuộc khảo sát vào tháng 5 của hãng Blind, chỉ 58% số nhân viên Meta hiểu được chiến lược vũ trụ ảo của công ty là như thế nào. Phần lớn mọi người đều bất an về những thay đổi chính sách gần đây cũng như sự dịch chuyển ưu tiên của nhà sáng lập Mark Zuckerberg.

Trong năm vừa qua, cổ phiếu của Meta đã mất gần 60% giá trị khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào Mark Zuckerberg. Cuối tháng 9/2022, Meta đã phải tuyên bố tạm ngừng tuyển dụng nhân viên, đồng thời nhà sáng lập Mark cũng cảnh báo khả năng sa thải bớt lao động thời gian tới.

"Áp lực trong năm 2022 lên Meta là vô cùng rõ ràng. Rủi ro lớn nhất hiện nay của Mark Zuckerberg là những tiên đoán về tương lai vũ trụ ảo hoàn toàn đúng, nhưng thời điểm diễn ra tương lai đó thì xa hơn dự tính", chuyên gia Matthew Ball về vũ trụ ảo, người từng cố vấn cho Mark Zuckerberg nói.

*Nguồn: CNBC

Tin mới

Top xe hybrid bán chạy tại Việt Nam quý I/2025: Innova Cross dẫn đầu, XL7 bám sát nút, Alphard dù đắt vẫn chưa 'đội sổ'
5 giờ trước
Trong 3 tháng đầu năm 2025, doanh số xe hybrid có phần khởi sắc. Toyota Innova Cross là xe hybrid bán chạy nhất tại Việt Nam dù chỉ về nhất 1/3 tháng.
Xe tay ga Honda nhưng xịn như Vespa có gì đặc biệt?
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ 2025 mang thiết kế cổ điển với đường cong mềm mại, mức giá bán từ 43 triệu đồng.
Thị trường ngày 15/4: Dầu tăng nhẹ, vàng hạ nhiệt
6 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 14/4/2025, dầu tăng nhẹ do miễn thuế và nhập khẩu dầu thô tăng tại Trung Quốc. Giá vàng hạ nhiệt sau khi lập kỷ lục khi tâm lý rủi ro cải thiện.
J&T Express đẩy mạnh các hoạt động phát triển bền vững trên mạng lưới toàn cầu
6 giờ trước
J&T Global Express Limited (hay được gọi là J&T Express hoặc J&T) vừa công bố Báo cáo Phát triển bền vững (ESG) 2024, ghi nhận những thành tựu đáng kể của tập đoàn này trong lĩnh vực môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, tăng cường quản trị doanh nghiệp và đổi mới công nghệ.
Chuyện lạ chưa từng thấy ở quốc gia 1,4 tỷ dân: Một công nhân mỏ than nâng thiết bị 700 tấn nhẹ như không
6 giờ trước
Những nỗ lực này góp phần định nghĩa lại khái niệm hiệu quả, sự an toàn và tính bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
7 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.
Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
3 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?