Masan Group (MSN) vừa công bố dự thảo ĐHĐCĐ thường niên 2019, ghi nhận mục tiêu tăng doanh thu thuần 20-30% đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty đạt 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng 40-60% so với năm 2018 (trong điều kiện đã loại bỏ thu nhập bất thường 1.438 tỷ đồng từ đánh giá lại khoản đầu tư vào TCB - lợi nhuận thực tế của năm 2018 là 4.916 tỷ đồng).
Đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 24/4.
Trong trung hạn, tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ tăng gấp 2 lần so với tăng trưởng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp đạt 2 chữ số khi Masan tiếp tục quản lý hiệu quả chi phí SG&A (chiếm khoảng 15-16% so với doanh thu thuần) và tiết kiệm lãi vay hơn 1.000 tỷ đồng từ các chiến lược giảm nợ trong năm 2018.
Công ty cũng dự trình cổ đông phương án phát hành cổ phần ESOP cho cán bộ công nhân viên, thời gian trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020. Số lượng phát hành tương đương 0,5% số cổ phần đang lưu hành với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp.
Sự cố liên quan đến tương ớt Chin-su Công ty cũng đưa vào tờ trình, trình bày với cổ đông tại Đại hội sắp tới.
Kết thúc năm 2018, doanh thu thuần Masan đạt 38.188 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của Công ty của hoạt động kinh doanh chính năm 2018 (không bao gồm lợi nhuận một lần) đạt 3.478 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2017. Biên lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh chính đạt mức 9,1% vào năm 2018 so với 5,9% năm 2017.
Cụ thể từng mảng hoạt động của Masan gồm:
(1) Masan Consumer (MCH) – Mảng tiêu dùng:
Năm 2018, doanh thu thuần tăng khoảng 30% với lợi nhuận tăng hơn 200%. Đặt mục tiêu vào năm 2022:
+ Trở thành công ty sáng tạo số 1 trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.
+ 50% doanh thu hợp nhất và tăng trưởng đến từ các thương hiệu và nhóm sản
phẩm mới.
+ Doanh thu thuần đạt 2 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế đạt 400 triệu USD.
(2) Masan Nutri – Sciene (MNS) – Chuỗi giá trị thịt:
Ghi nhận giảm tăng trưởng khoảng 25% trong năm 2018, cùng với sự suy giảm chung của thị trường.
Mục tiêu năm 2022:
+ Chiếm 10% thị phần thị trường thịt heo toàn quốc có giá trị 10,2 tỷ USD.
+ Xây dựng mạng lưới phân phối thịt lớn nhất toàn quốc bằng việc kết hợp giữa chuỗi những cửa hàng bán lẻ của chúng ta cùng kênh siêu thị và chợ truyền thống.
+ Doanh thu đạt tương đương 2 tỷ USD với đóng góp 50% từ các sản phẩm thịt có thương hiệu và đạt lợi nhuận tương đương 200 - 250 triệu USD.
(3) Masan Resources (MSR) - Mảng khoáng sản:
Vonfram là hóa chất không thể thay thế và được áp dụng trong các sản phẩm bán dẫn, công nghệ in 3D, robot, xe điện và năng lượng tái tạo. Lộ trình vào năm 2022:
+ Tăng thị phần APT từ 36% lên hơn 50% bằng việc tăng công suất chế biến của nhà máy hóa chất vonfram lên 12.000 tấn vào năm 2021.
+ Kết hợp chế biến tinh quặng vonfram và đẩy mạnh tái chế vonfram nhằm đảm bảo nguồn cung bền vững.
+ Trở thành một doanh nghiệp sản xuất vật liệu công nghệ cao ở quy mô toàn cầu vào năm 2020.
Các nội dung trình đại hội