Theo báo cáo của đơn vị này, trong quý 2/2021, không có nguồn cung mới mặt bằng bán lẻ ra thị trường. Tình hình đại dịch diễn biến phức tạp có thể làm hoãn việc khai trương của các dự án bán lẻ. Trong nửa cuối năm 2021, nguồn cung tương lai dự kiến đạt 37.000 m2 từ ba dự án hiện hữu, với 92% nguồn cung tập trung tại khu vực trung tâm. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến năm 2024, 83% nguồn cung tương lai sẽ phân bố tại khu vực ngoài trung tâm.
Tuy dịch, theo Savills, công suất vẫn duy trì ở mức tốt tại các khối đế bán lẻ sau khi giảm giá thuê. Việc diện tích trống tại các Trung tâm thương mại ngoài trung tâm nhanh chóng được lấp đầy đã khiến công suất thuê của phân khúc này duy trì ổn định ở mức cao 94%.
Nhiều khách thuê ngành dịch vụ phục vụ nhà hàng và ăn uống (F&B) đã trả mặt bằng, tuy nhiên các thương hiệu nổi tiếng như Manwah, Tokyo Deli và chuỗi Golden Gate vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh. Bất chấp Covid, các thương hiệu quốc tế vẫn duy trì tiến độ gia nhập thị trường, nhiều nhãn hàng hợp tác với đối tác trong nước để tiến hành phân phối sản phẩm.
Với các dự án bán lẻ đã đóng cửa từ đầu tháng 6/2021. Nhiều chủ nhà đã miễn tiền thuê và phí quản lý vào tháng 6, đồng thời kéo thời gian thi công bàn giao cho các khách thuê mới. Giá thuê trung bình tầng trệt giảm nhẹ 1% theo quý xuống còn 50 USD/m2 /tháng.
Cũng theo đơn vị này, từ 2022 đến 2024, 83% nguồn cung tương lai sẽ tập trung tại khu vực ngoài trung tâm. Dựa vào số liệu này, nguồn cung có lẽ sẽ vượt mức cầu và khó để lấp đầy. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, đây có thể là một lựa chọn thay thế trong việc phân bố các dự án mới và cũng là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển thị trường. Nguồn cung bán lẻ phát triển theo hướng dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm là việc hướng sự phát triển đến các quận lân cận với các dự án tập trung nhiều thương hiệu và tiện ích theo tiêu chuẩn hiện đại. Đô thị hóa mạnh mẽ, mức độ tăng trưởng của tầng lớp giàu và hành vi thay đổi góp phần hỗ trợ cho sự dịch chuyển này.
Mặc dù việc giãn cách xã hội đang được thực hiện, công suất thị trường bán lẻ vẫn duy trì ổn định, tăng 1 điểm phần trăm theo quý đạt 94%. Các khách thuê của trung tâm bán lẻ hiện đại thường cố định với hợp đồng thuê dài hạn lên đến 5 năm là phổ biến. Nhà phố thương mại tại các trục đường chính đang gặp khó khăn do việc trả mặt bằng của khách thuê ngành F&B. Đáp lại với tình huống hiện tại, chủ nhà đã áp dụng mức giảm giá lên đến 30%.
Trong quý 2, các thương hiệu mới như Marc Jacob, Dyson và Under Amour đã mở các cửa hàng tại một số trung tâm mua sắm lớn như Saigon Centre và Crescent Mall. Bất chấp tình hình CoVid, các thương hiệu quốc tế dự kiến vẫn tiếp tục duy trì tiến độ gia nhập thị trường, nhiều nhãn hàng sẽ hợp tác với các đối tác địa phương để tiến hành phân phối sản phẩm.
Cũng theo Saviill, với việc đóng cửa do Covid, thị trường đã chứng kiến một sự chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử. Thương mại điện tử tại Việt Nam có mức tăng trưởng Tổng giá trị hàng hóa đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và dự kiến tăng trưởng 19% mỗi năm từ nay đến 2025.