Chứng khoán Mỹ đang có những biểu hiện rơi vào "thị trường con gấu" (Bear market). Khái niệm này được sử dụng phổ biến ở Phố Wall đồng nghĩa với những đợt suy giảm kéo dài và trầm trọng trên thị trường chứng khoán. Dưới góc độ định lượng, thị trường gấu là khi chứng khoán giảm 20% từ vùng đỉnh gần nhất.
Vào ngày thứ Hai tuần này, S&P 500 đã có phiên giao dịch lịch sử, mất 20% từ đỉnh 52 tuần. Chỉ số đã trượt chân và có tháng 12 tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ cuộc khủng hoảng năm 1931.
Bên cạnh con số tương đối, còn có những thước đo khác để đánh giá cảm xúc nhà đầu tư trong"thị trường con gấu".
Sự bi quan là yếu tố chi phối vào lúc này. Khi thông tin tốt không đủ kìm lại đà bán, mặc dù kinh tế tốt thị trường vẫn xấu đi- đó là dấu hiệu "thị trường con gấu". Khi đó sự khác biệt về tâm lý của giới đầu tư thường bị bỏ qua và các thông tin tốt lại thường không được ghi nhớ vào cuối mỗi phiên giao dịch.
Trong tháng 12 này, các thị trường chứng khoán Mỹ đã phải vất vả hồi phục cho thấy nhà đầu tư đang lo lắng vào điều gì đó lớn hơn. Dù vậy, yếu tố cơ bản là kinh tế vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu cảnh báo suy thoái, trong khi đây là điều cần thiết để khẳng định chính thức về "thị trường con gấu".
Nguồn CNBC.
Khi nào cổ phiếu hồi phục?
Nếu đợt giảm lần này giống hệt lịch sử của "thị trường con gấu" trước đó, chứng khoán Mỹ sẽ cần một thời gian để hồi phục. Theo các nhà phân tích từ Goldman Sachs và CNBC, kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, bình quân chứng khoán rơi mất 30,4% trong "thị trường con gấu" và kéo dài 13 tháng. Khi cột mốc này đạt được, sẽ cần 21,9 tháng để thị trường hồi phục.
Kể cả khi sự suy giảm chỉ được xem là "điều chỉnh" - định nghĩa bằng 10% giảm từ đỉnh, cũng sẽ mất quãng đường dài để hồi phục. Lịch sử đã chỉ ra quá trình điều chỉnh sẽ mất 4 tháng và chứng khoán mất 13% để tìm đáy.
Trong năm tới, giới đầu cơ sẽ có một danh sách sự kiện dài phải theo dõi. FED vẫn sẽ tăng lãi suất, khiến cho chi phi đi vay trở nên đắt hơn. Trong tuần trước, FED đã có đợt tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm trong khi đó Chủ tịch Jerome Powell vẫn phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục giữ tốc độ thu lại hẹp bảng cân đối như hiện tại.
Với nhà đầu tư, tâm điểm là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, việc Chính phủ Mỹ có đóng cửa và diễn biến giá dầu.
Nguồn CNBC.