Mất giá, hàng tấn cà chua ở Ấn Độ bị đổ bỏ vệ đường

Vùng trồng cà chua lớn thứ 2 châu Á đứng trước nguy cơ được mùa mất giá bởi đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại nước này.

Vùng trồng cà chua lớn thứ 2 châu Á đứng trước nguy cơ được mùa mất giá bởi đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại nước này.

 

Theo Nikkei Asia Review, cà chua là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thành phố Kolar, miền nam Ấn Độ với hơn 20,000 ha diện tích trồng trọt. Tuy nhiên, bất chấp một mùa vụ bội thu, giá cà chua vẫn tụt thê thảm vì lượng cầu trong đại dịch Covid 19 giảm và hạn chế di chuyển của thương nhân.

Trong 3 năm qua, nghề trồng cà chua đã trở nên phổ biến tại Ấn Độ. Thông thường, một hộp cà chua 15 kg sẽ đem lại cho nông dân 250-300 rupee (khoảng 3,4 - 4,1 USD), nhưng ở thời điểm hiện tại giá cà chua chỉ còn 70 rupee (0,95 USD), thậm chí có lúc mất giá còn dưới 0,4 USD/hộp. Nông dân Ấn Độ được mùa nhưng mất giá, nhiều người bỏ thu hoạch, để mặc cho cà chua héo khô hoặc đổ bỏ bên vệ đường.

Không đủ bù lỗ phí nhân công, thu hoạch

Chị Nalini Gowda, một nông dân tại địa phương, đã cầm cố ruộng đất để đổi lấy chi phí trồng cà chua. Dù có hơn 2,2 ha trồng cà chua đang vào mùa, Nalini không thu hoạch bởi giá cà chua hiện tại quá thấp. "Thậm chí không đủ tiền bù lỗ chi phí lao động và vận chuyển", chị nói.

Một lượng lớn cà chua được dùng làm thức ăn cho bò, trong khi số còn lại thối rữa vì không ai mua. Vì cà chua rớt giá mạnh, Nalina không thể trả nợ. Chị cũng không còn tiền chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, chưa kể các chi phí sinh hoạt hàng ngày trong gia đình tới 16 người.

Ấn Độ là nước có sản lượng cà chua lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc với 19 triệu tấn vào năm 2019. Trong đó, chợ nông sản Kolar là chợ cà chua lớn thứ hai ở châu Á. Với vị trí đắc địa ngay sát đường quốc lộ, Kolar là điểm đến của gần 1,5 triệu tấn cà chua và thương lái từ các bang khác đổ về.

Mất giá, hàng tấn cà chua ở Ấn Độ bị đổ bỏ vệ đường
Hàng tấn cà chua Ấn Độ bị đổ bỏ vì mất giá. Ảnh: Nikkei Asia.

Bên cạnh đó, cà chua Kolar còn được xuất khẩu sang các nước lân cận như Bangladesh, Trung Quốc hay Pakistan. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện tại, lượng lái buôn cà chua tại Kolar đã giảm sút. Trong năm 2021, chỉ có 500 lái buôn đến Kolar, chủ yếu từ các địa phương xung quanh, so với con số 1.200 của năm 2020.

Mùa thu hoạch cà chua tại Kolar bắt đầu vào tháng 5 và chín rộ vào tháng sáu. Vì lệnh phong toả, nông dân Ấn Độ rất lo lắng về giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, càng để lâu thì cà chua càng dễ thối rữa, đồng nghĩa với việc giá bán càng giảm.

Theo bà Banakanahalli Nataraj, một thương nhân từ chợ Kolar, khu chợ là nguồn cung rau quả chính cho thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 nghiêm trọng và các nhà hàng, quán ăn đóng cửa hàng loạt, nhu cầu mua nông sản cũng giảm mạnh.

Nhiều người hy vọng chính quyền Ấn Độ sẽ can thiệp trợ giá thu mua cà chua để giúp nông dân vượt qua khó khăn này. Tuy vậy, cà chua - cùng với nhiều nông sản khác - là các mặt hàng giá bất ổn tại Ấn Độ vì không nằm trong chính sách hỗ trợ mất mùa từ nhà nước.

Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ cứu trợ 10.000 rupee/ha (136 USD) cho nông dân trồng cà chua, không hỗ trợ chi phí lao động, phân bón, thuốc trừ sâu và vận chuyển. Tuy nhiên, chị Nalini Gowda ước tính khoản hỗ trợ phải lên tới 50.000 rupee/mẫu Anh, tức gấp 12,5 lần mức hỗ trợ hiện tại mới đủ khả năng bù lỗ cho nông dân.

(Theo Zing)

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
10 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
10 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
10 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
7 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
6 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.232.632 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.462.944 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.658.333 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.851 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.880.172 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.515.824 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
4 giờ trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.
Mỹ tăng mạnh đưa mặt hàng ít quen thuộc này vào Việt Nam: nhập khẩu đột biến hơn 700%, đạt kỷ lục trong 5 năm qua
3 giờ trước
Đây là mức nhập khẩu cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây từ Mỹ đối với mặt hàng này.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
10 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
12 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.