Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm

28/12/2023 07:24
Tỷ phú Jack Ma cũng từng dùng mặt hàng của Canada có doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/ năm ở Trung Quốc.

Mặt hàng này chính là áo khoác lông ngỗng Canada Goose. Những chiếc áo khoác thoạt đầu trông bình thường nhưng lại có giá trị lên tới chục triệu đồng. Đây cũng là thương hiệu áo khoác được nhiều người giàu ở Trung Quốc nhiệt tình săn lùng tìm mua. Những chiếc áo khoác Goose luôn trong tình trạng cháy hàng ngay cả khi bán ở Trung Quốc giữa những ngày hè.

Vậy, vì sao người giàu Trung Quốc ưa chuộng loại áo này?

Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm - Ảnh 1

Dù có giá lên tới hàng chục triều đồng nhưng nhiều người giàu ở Trung Quốc vẫn săn lùng tìm mua áo khoác Canada Goose.

Khi mùa đông đến, nhiều người xếp hàng dài trước các cửa hàng áo khoác Canada Goose, đặc biệt là cửa hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải ở Trung Quốc. Nhiều người không ngần ngại xếp hàng trong điều kiện thời tiết gió lạnh chỉ để mua được áo khoác của Canada Goose.

Được nhiều người ưa chuộng khiến những chiếc áo khoác với đủ loại kích cỡ tại các cửa hàng Canada Goose đều trong tình trạng "cháy hàng" ở Trung Quốc, dù có giá dao động từ 500 USD – 1.500 USD (khoảng từ 12 – 36,5 triệu đồng). Điều này phần nào cho thấy sự yêu thích của người dân ở quốc gia tỷ dân đối với thương hiệu này.

Vì sao nhiều người giàu ở đất nước tỷ dân lại ưa chuộng áo khoác Canada Goose? Nguyên nhân hóa ra là đến từ thương hiệu đặc biệt này.

Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm - Ảnh 2

Những chiếc áo khoác Canada Goose ban đầu được tài trợ cho các nhà nghiên cứu trong các chuyến thám hiểm tới Nam Cực.

Thương hiệu Canada Goose được thành lập từ năm 1957 bởi ông Sam Tick ở một nhà kho ở Toronto. Ban đầu, những chiếc áo khoác của thương hiệu này chỉ dành cho tầng lớp lao động ở Canada. Tuy nhiên, 20 năm sau khi thương hiệu được thành lập, Canada Goose bắt đầu sản xuất những chiếc áo khoác lông ngỗng nhưng chủ yếu cung cấp cho những người nhiên cứu khoa học trong các chuyến thám hiểm tới Nam Cực.

Thông qua quá trình thử nghiệm, áo khoác của thương hiệu Canada Goose có thể chịu được mức nhiệt xuống tới -30 độ C. Ngoài ra, áo khoác của thương hiệu này đắt đỏ vì dùng một trong những loại lông vũ có chất lượng hàng đầu thế giới.

Chiến lược marketing nâng tầm thương hiệu

Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm - Ảnh 3

Ông Dani Reiss hiện đang là chủ tịch kiêm CEO của Canada Goose.

Đến đầu những năm 2000, sau khi trở thành chủ tịch kiêm CEO mới, ông Dani Reiss, cháu trai của Sam Tick, đã chuyển hướng sang thị trường áo khoác lông vũ cao cấp. Chính vị CEO này cũng là người đưa Canada Goose trở thành từ thương hiệu bình dân trở thành một mặt hàng xa xỉ trên thế giới.

Để đảm bảo sản phẩm cao cấp, CEO Dani Reiss đã từ bỏ mô hình sản xuất truyền thống và đặt mọi liên kết sản xuất ở các quốc gia lớn nhằm củng cố ấn tượng về Canada Goose đối với người tiêu dùng từ nhiều nước khác nhau. Đồng thời, ông còn cho điều chỉnh các thiết kế với nhiều phong cách, biến những chiếc áo khoác của Canada Goose không chỉ là trang phục đi làm, đi chơi mà còn trở thành thương hiệu thời trang.

Vào thời điểm này, Canada Goose chủ yếu nổi tiếng ở Canada và chưa được biết đến nhiều ở thị trường quốc tế. Để mở rộng thị trường nước ngoài, đồng thời nâng cao nhận diện về thương hiệu, CEO Deni Reiss đã hợp tác với nhiều nhà làm phim nổi tiếng ở Mỹ để biến những chiếc áo của Canada Goose trở thành trang phục phổ biến của các đoàn làm phim trong thời tiết lạnh giá. Đến năm 2004, những chiếc áo Canada Goose đã được xuất hiện trên màn ảnh.

Đặc biệt, sau khi siêu mẫu Kate Upton mặc một chiếc áo của Canada Goose xuất hiện trên bìa của tạp chí Sports Illustrated, doanh số của thương hiệu này tại Mỹ lập kỷ lục vào năm 2013.

Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm - Ảnh 4

Mỹ nhân Kate Upton từng mặc áo Canada Goose xuất hiện trên trang bìa tạp chí.

Theo bà Pamela Danziger, một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu thị trường hàng xa xỉ, nhờ vào cách marketing đặc biệt, Canada Goose đã nâng cao được vị thế thương hiệu và tiến vào thị trường hàng xa xỉ.

Sau khi chinh phục thị trường Mỹ và nhiều quốc gia ở châu Âu, CEO Dani Reiss đặt mục tiêu sang Trung Quốc và bắt đầu phát triển thị trường tại quốc gia này. Bắc Kinh, Thượng Hải... và nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đều có cửa hàng của thương hiệu Canada Goose. Riêng số lượng cửa hàng của Canada Goose tại Trung Quốc cũng đã chiếm hơn một nửa tổng số cửa hàng trên thế giới.

Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm - Ảnh 5

Nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh cũng thường xuyên mặc áo khoác của thương hiệu Canada Goose.

Áo khoác của Canada Goose thực tế không hề rẻ. Do đó, để khiến tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc chấp nhận thương hiệu này, CEO Dani Reisss đã sử dụng phương pháp marketing quen thuộc. Đó là mời nhiều người nổi tiếng mặc áo của Canada Goose để nâng cao mức độ nổi tiếng và đẳng cấp của thương hiệu.

Ngoài ra, một trong những thứ khiến mọi người ấn tượng với các sản phẩm của Canada Goose chính là chiếc logo rất nổi bật.

Mặt hàng của Canada khiến người giàu Trung Quốc săn lùng bất chấp thời tiết, doanh thu tới gần 2 tỷ NDT/năm - Ảnh 6

Áo khoác Canada Goose có logo được thiết kế đặc biệt và nổi bật.

Với tất cả những nỗ lực trên, ngay cả khi tăng giá bán qua từng năm, doanh số bán hàng của Canada Goose vẫn ngày càng tốt. Đặc biệt, ở thị trường Trung Quốc, doanh thu một năm của thương hiệu này có thể lên tới 1,73 tỷ NDT.

Bài viết tham khảo ảnh/nguồn: Business Insider, Toutiao

Minh Hằng

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.