Mặt hàng của Việt Nam, Indonesia bị Malaysia điều tra chống bán phá giá

1 ngày trước
Láng giềng điều tra theo đơn của một doanh nghiệp nội địa Malaysia.
Mặt hàng của Việt Nam, Indonesia bị Malaysia điều tra chống bán phá giá - Ảnh 1

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết vừa nhận được thông tin Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia .

Việc rà soát hành chính này được MITI tự khởi xướng trên cơ sở thông tin về việc nguyên đơn Bahru Stainless Sdn. BHd, công ty sản xuất duy nhất sản phẩm bị áp thuế đã dừng sản xuất từ ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Theo đó hàng hóa bị điều tra: thép không gỉ cán nguội dạng cuộn, tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã HS: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00; 7220.20.10.00; 7220.20.90.00.

Thuế chống bán phá giá đang áp dụng cho Việt Nam là 7,81% đến 23,84%; cho Indonesia là -0,2% đến 34,82%.

Mặt hàng của Việt Nam, Indonesia bị Malaysia điều tra chống bán phá giá - Ảnh 2

Các bên quan tâm được đề nghị gửi bình luận bằng văn bản và cung cấp bằng chứng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng trên công báo (tức là từ ngày 01 tháng 11 năm 2024).

Trong trường hợp không nhận được thông tin cần thiết theo hình thức và thời gian quy định, MITI sẽ ban hành kết luận trên cơ sở thông tin có sẵn.

Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần liên lạc với MITI để đăng ký tham gia và cung cấp thông tin, bình luận trong thời hạn quy định.

Đồng thời hợp tác toàn diện với MITI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Malaysia để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Malaysia, yêu cầu MITI xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.

Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.

Trước đó, ngày 28/7/2020, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia thông báo chính thức khởi xướng điều tra vụ việc trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất nội địa, đại diện là doanh nghiệp Bahru Stainless Sdn. Bhd.

Mặt hàng của Việt Nam, Indonesia bị Malaysia điều tra chống bán phá giá - Ảnh 3

Sau 9 tháng điều tra, tháng 4/2021, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc và quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia .

Mức thuế áp dụng từ 7,81% đến 23,84% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam và từ -0,2% đến 34,82% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Indonesia .

Mức thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong 5 năm, từ 24/4/2021 đến 23/4/2026.

Malaysia cũng điều tra bán phá giá với thép dây Việt Nam

Trước đó, hồi tháng 10, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin: Về việc ngày 10 tháng 10 năm 2024, Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây (steel wire rods) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia , Việt Nam.

Mặt hàng của Việt Nam, Indonesia bị Malaysia điều tra chống bán phá giá - Ảnh 4

Malaysia đang khởi xướng các vụ điều tra chống bán phá giá.

Vụ việc được khởi xướng trên cơ sở hồ sơ đề nghị của ngành sản xuất nội địa, đại diện là Công ty thép Southern Steel Berhad.

Sản phẩm bị điều tra: thép dây (steel wire rods) thuộc mã HS và AHTN: 7231.91.10.00; 7213.91.20.00; 7213.91.90.00; 7227.90.90.00.

Sau khi khởi xướng, cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho một số bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Trong trường hợp chưa nhận được bản câu hỏi điều tra, các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sản phẩm bị điều tra đi Malaysia cần liên lạc với MITI, đăng ký làm bên liên quan trong vòng 15 ngày kể từ ngày khởi xướng để được gửi bản câu hỏi điều tra.

Theo website của MITI, bán phá giá xảy ra khi "giá xuất khẩu" của sản phẩm tại Malaysia thấp hơn "giá trị thông thường" của cùng một sản phẩm hoặc "sản phẩm tương tự" tại thị trường nội địa ở quốc gia xuất khẩu hoặc xuất xứ.

Nói cách khác, bán phá giá là sự phân biệt giá quốc tế theo đó một công ty tính giá cao hơn tại thị trường trong nước so với thị trường xuất khẩu.

Trong đó, giá xuất khẩu là giá thực tế đã trả hoặc phải trả cho "hàng hóa bị điều tra" (các sản phẩm nước ngoài bị cáo buộc được bán tại Malaysia với giá bán phá giá).

Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc giá xuất khẩu có vẻ không đáng tin cậy do có sự liên kết hoặc thỏa thuận bồi thường giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được xây dựng dựa trên giá mà hàng hóa bị điều tra được bán lại lần đầu tiên cho một người mua độc lập.

Tin mới

“Ông trùm” xuất khẩu cà phê lý giải về diễn biến lạ của giá cà phê
6 giờ trước
(NLĐO) – Giá cà phê tăng trở lại giữa lúc nông dân Việt Nam đang thu hoạch rộ khiến ai nấy đều vui mừng nhưng cũng thấy khó hiểu
Sếp FPT Retail bật mí kinh nghiệm ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
7 giờ trước
Chiều ngày 13-11, trong khuôn khổ sự kiện FPT Techday 2024 diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Đỗ Quyên - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành FPT Retail đã giới thiệu bài tham luận với chủ đề “Công nghệ đồng hành chăm sóc sức khỏe”.
'Thành phố iPhone' ở Trung Quốc giờ đã là 'thành phố xe điện'
7 giờ trước
Nơi từng là thủ phủ sản xuất iPhone của Trung Quốc cũng như toàn cầu đang có những bước dịch chuyển.
Hãng ô tô Nhật Bản ra mắt sedan mới: Ngang cỡ i10, Global NCAP chấm 5 sao, giá quy đổi 200 triệu đồng
8 giờ trước
Xe nhỏ giá rẻ nhưng không có nghĩa là kém an toàn!
Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
8 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

77.770.268 VNĐ / lượng

2,544.60 USD / toz

-1.02 %

- -26.30

Bạc

SILVER

911.079 VNĐ / lượng

29.81 USD / toz

-1.49 %

- -0.45

Đồng

COPPER

224.009.946 VNĐ / tấn

400.83 UScents / lb

-1.83 %

- -7.47

Bạch kim

PLATINUM

28.736.735 VNĐ / lượng

940.25 USD / toz

-0.34 %

- -3.25

Nickel

NICKEL

397.457.946 VNĐ / tấn

15,679.00 USD / mt

-0.55 %

- -87.00

Chì

LEAD

49.989.608 VNĐ / tấn

1,972.00 USD / mt

-1.84 %

- -37.00

Nhôm

ALUMINUM

63.298.201 VNĐ / tấn

2,497.00 USD / mt

-1.26 %

- -32.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Sở hữu Kia Sorento máy dầu giá chỉ từ 964 triệu đồng
9 giờ trước
Các phiên bản máy dầu của Kia Sorento phù hợp với nhóm khách hàng mua xe phục vụ gia đình và công việc nhờ các lợi thế của động cơ máy dầu, trang bị tiện nghi cao cấp và tính năng an toàn nổi bật.
Đây là điện thoại màn hình gập được khen "số 1 thế giới": Xếp trên cả Galaxy Z Fold 6 mà giá lại rẻ hơn
1 ngày trước
Dù ít được biết đến, đây lại là một trong những điện thoại màn hình gập có phần cứng lẫn phần mềm được tối ưu tốt nhất hiện nay.
Thị trường ngày 13/11: Giá vàng, đồng xuống thấp nhất hai tháng
1 ngày trước
Phiên 12/11, giá dầu tăng nhưng vẫn gần mức thấp nhất trong hai tuần, vàng và đồng ở mức thấp nhất trong hai tháng.
Kia nhá hàng mẫu SUV mới lớn hơn Sonet: Xác nhận tên Syros, thiết kế 'mượn' Carnival, cabin hứa hẹn rộng rãi như Seltos
1 ngày trước
Kia xác nhận tên gọi Syros cho mẫu SUV cỡ nhỏ sắp ra mắt. Mẫu xe này hứa hẹn mang đến không gian nội thất rộng rãi và thoải mái, đặc biệt ở hàng ghế sau, vượt trội hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc.