Vì muốn vay 50 triệu đồng trên một app tín dụng online, anh N.H.H trú tại Quảng Ninh đã chuyển số tiền lên đến hơn... 200 triệu đồng cho các đối tượng lừa đảo và số tiền đó đến nay đã bặt vô âm tín.
Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu thực tế và cần thiết của xã hội về hoạt động cho vay, một số doanh nghiệp được thành lập hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) và đăng ký giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động này.
Các app tín dụng đen hoành hành khắp nơi (ảnh minh hoạ) |
Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng tình hình trên để tạo các ứng dụng hoạt động trái phép và sử dụng thủ đoạn quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng xã hội, website với nội dung cho vay lãi suất thấp, không gặp mặt, thủ tục cho vay nhanh gọn, giải ngân từ 30-60 phút và nhiều tiện lợi khác. Một số đối tượng là người nước ngoài đã cấu kết với các đối tượng trong nước, thành lập các công ty trá hình cho vay tài chính, tín dụng đen để hoạt động cho vay qua ứng dụng di động nhằm thu lợi bất chính, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo đơn tố cáo gửi đến Diễn đàn Doanh nghiệp của anh N.H.H trú tại Quảng Ninh, ngày 7/10/2021, anh H liên hệ đến trang Web cho vay tiền có địa chỉ http://madmf.com và được anh Đỗ Quang Trường nhận làm hồ sơ cho vay 50 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi làm hồ sơ thủ tục đầy đủ, anh H đã không rút được tiền và liên hệ với anh Trường, thì nhận được thông báo đây là trường hợp có điều kiện. “Có điều kiện” ở đây được hiểu là khả năng trả nợ và yêu cầu bên vay phải chuyển 5 triệu đồng vào tài khoản mang tên Trần Hồng Sơn, số tài khoản 001862785876, Ngân hàng TMCP Quân đội để đạt yêu cầu.
Các đối tượng đã liên tục gửi những bản thông báo để dụ dỗ người vay nộp tiền để được vay (ảnh màn hình) |
Anh H cho biết, sau khi chuyển xong số tiền 5 triệu đồng, hệ thống tiếp tục báo lỗi, khoản vay đang bị treo. Lúc này, anh Trường tiếp tục gửi thông báo yêu cầu phải đóng thêm 30 triệu đồng để đảm bảo cho số tiền bị treo đó. Nếu bên vay chuyển tiền thì sau 2 phút, 60 triệu đồng sẽ vào tài khoản người vay, còn số tiền 30 triệu đồng bảo đảm tiền treo 10 phút sau sẽ được rút ra.
“Diễnbiến sự việc tiếp tục, khi anh Trường nói sẽ hỗ trợ đóng 16triệu đồng và yêu cầu tôi chuyển số tiền còn lại là 14triệu đồng với nội dung “DAMBAOTIENTREO.0969.379.xxx”. Do nhẹ dạ cả tin, tôi đã chuyển 14triệu vào số tài khoảnmang tênTrầnHồng Sơn, sau đó nhận được màn hình thông tin giao dịch 60triệu đồng đang trong trạng thái đang chờ xử lýdo anh Trường gửi. Nhưng từ đó đến nay,tôihoàn toàn chưa nhận được số tiền 60triệu đồng này.
Đến ngày 8/10, anh Trường tiếp tục gửi thêm một văn bản yêu cầu tôi nộp thêm 25triệu đồngđể đáp ứng khoản vay với tài khoản loại 3. Theo văn bản anh Trường cung cấp, “tài khoản loại 3 là tài khoản có quá nhiều lỗi bất cập, nên phải làm lại hồ sơ từ đầu và phải nạp thêm 50% số tiền vay”; “Tức bây giờ anh N.H.Hnạp 25triệu đồngđể hoàn tất thủ tục và rút cả số tiền” 115triệu đồng,gồm 50 triệu khoản vay ban đầuvà 40triệu đồng tiền đã nạptrước đócùng 25 triệu đồng thủ tục làm lại hồ sơ. Trong đó, anh Trường sẽ hỗ trợ tôi 5triệu đồng. Tôi cứ nghĩ nạp tiền vào sẽ lấy được toàn bộ số tiền mình đã nạp, nêntiếp tục chuyển vào tàikhoảnTrầnHồng Sơn 20 triệu đồng”, anh H chia sẻ.
Sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó, khi anh Trường tiếp tục dẫn dụ anh H chuyển thêm tiền với nhiều lý do như bị khiển trách vì hỗ trợ khách hàng sai quy định, điều khoản thay đổi tài khoản, phí bảo đảm khoản vay,... và chuyển giao việc tư vấn cho vay sang một người khác là Phạm Ngọc Toàn, được giới thiệu là quản lý của anh Đỗ Quang Trường. Người này tiếp tục dụ dỗ anh H chuyển thêm nhiều lần tiền vào số tài khoản 51810000630385 tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) do Phan Quốc Bảo là chủ tài khoản với các lý do như khắc phục lỗi và do người vay có liên quan đến chuyển tiền qua mạng game online trúng thưởng, cờ bạc, cá độ, lô đề, tiền ảo,....
Anh N.H.H đã chuyển số tiền lên đến 200 triệu đồng cho các đối tượng và đến nay chưa nhận được khoản vay nào (ảnh màn hình) |
“Đến đây do quá bất thường, tôi không đóng thêmtiền nữa.Tôi nhận ra sự bất thường nhưngđã quá muộn, chỉ trong 2 ngày,tôi đã mất tổng số tiền lên đến 209triệu đồng. Dohoàn cảnh đanggặp khó khăn, lại trong thời kỳ dịch bệnh, tôi hiện không có việc làm ổn định, nên để chuyển tiền cho anh Trường, tôi đã phải chạyvạy khắp nơi vay mượn. Đến nay, số tiền tôi chuyển đi đã bặt vô âm tín, website cho vay tiền hiện cũng đã không thể truy cập được”, anh H bức xúc.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia Fintech nhận định rằng, trong thời gian đại dịch, nhu cầu vay tiền của người dân tăng cao đã tạo cơ hội cho nhiều kẻ xấu lợi dụng, thành lập các app tín dụng trá hình, hỗ trợ cho vay tiền dễ dàng, nhanh chóng, nhưng thực chất là nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Những app tín dụng này hoàn toàn không tồn tại trên thị trường, mọi thông tin đều giả mạo. Như sự việc của anh N.H.H nêu trên, là một một trong những trường hợp bị sập bẫy rất nghiêm trọng mà không hề hay biết. Đã có rất nhiều người bị lừa đảo tương tự và đều tiền mất tật mang do không tìm được các đối tượng là ai, ở đâu.
Có thể thấy, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng rất tinh vi, chính vì vậy, người vay tiền cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, phải tìm hiểu kỹ thông tin về app/ứng dụng/công ty mình định vay, gõ từ khóa tìm kiếm tên app/công ty trên Facebook, Google để xem có cảnh báo nào không.
Thứ hai, không nên chuyển tiền cho các tài khoản cá nhân, ngay cả khi được giới thiệu là đại diện cho công ty. Một doanh nghiệp làm ăn uy tín sẽ có tài khoản công ty để giao dịch.
Thứ ba, hoạt động vay tiền qua app online sẽ không có trường hợp phải chuyển tiền trước vì bất cứ lý do gì như bảo đảm khoản vay hay phí hồ sơ thủ tục,...
“Nếu người vay tiền thấy có dấu hiệu dụ dỗ chuyển/nạp thêm tiền để vay tiếp, thì phải ngừng ngay, kiểm tra thật kỹ thông tin về app/công ty như mã số thuế, địa chỉ, website, người đại diện pháp luật, số điện thoại,... gọi điện đến kiểm tra thử để đảm bảo đó không phải công ty ma được dựng lên nhằm lừa đảo khách hàng”, ông Hoàng khuyến nghị.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)