Lòng tin và cách ứng xử có thể coi là nền tảng của bất cứ sự tương tác nào giữa người với người. Trong một mối quan hệ, những ấn tượng đầu tiên có ảnh hưởng lớn và thường được quyết định trong vài giây gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng sự tin tưởng bền chặt giữa đôi bên cần có sự đầu tư thời gian, mức độ tương đồng và sự thấu hiểu.
Trong giai đoạn này, phần lớn chúng ta đã quen với việc gặp mặt, làm quen với mọi người qua trực tuyến. Vậy thì việc giới thiệu bản thân, gây ấn tượng cũng như tin tưởng bạn lại càng trở nên quan trọng.
Sự tin tưởng sinh ra từ việc kết nối cảm xúc và có thể xây dựng qua hai cách:
- Thông qua sự nhận thức thức, họ đã quen biết bạn một thời gian và có những đánh giá nhất định.
- Thông qua cảm giác, sự tự tin mà họ cảm nhận từ những gì bạn thể hiện.
Hãy thử tưởng tượng, bạn đang đọc một bài báo kinh tế của một vị giáo sư đại học Oxford, giải thích về số liệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đó là một bài phân tích rất kỹ, nhưng sau đó bạn không thực sự nhớ được các thông tin, hay ngay cả tên vị giáo sư đó. Vậy làm sao để bài báo trở nên đáng tin và in sâu vào tiềm thức người đọc?
Nếu bài báo bắt đầu với việc dẫn dắt lý do vì sao vị giáo sư đó lại nghiên cứu kinh tế, ví dụ như ông muốn giúp tài chính nước Mỹ đi lên hay tuổi thơ chứng kiến sự khó khăn của cha mẹ, làm ông khao khát thay đổi,…Từ sự dẫn dắt này, người đọc cảm thấy động lực, cố gắng trong bài viết cũng như có tính kết nối với cảm xúc hơn.
Một công ty muốn đào tạo nhân viên làm sao để bán các ý tưởng của họ cho những nhà đầu tư tiềm năng. Nhân viên của công ty rất có năng lực, nghĩ ra nhiều ý tưởng sáng tạo, nhưng chỉ số ít có thể hiện thực hóa và kinh doanh thành công. Nguyên nhân là bởi họ quá tập trung vào việc giới thiệu ý tưởng đến các nhà đầu tư, cấp lãnh đạo sao cho hoàn hảo nhất, mà chưa chú ý đến nhu cầu thật sự người tiêu dùng.
Đây là lúc cần sử dụng quy tắc 30/70. Khi cần thực hiện một ý tưởng, dự án hay một hành động, cần dành ra khoảng 30% để kết nối và tạo các liên kết cảm xúc, xây dựng mối quan hệ.
Khi tham gia một buổi họp mặt, hội thảo, phỏng vấn,…đối phương cũng có có thể đánh giá và nhìn nhận tiềm năng ở bạn. Họ sẽ nhận xét một cách chủ quan để xem họ có thể duy trì mối quan hệ như thế nào với bạn trong tương lai, có nên dành thời gian cho bạn hay không.
Khi tham gia một buổi họp mặt, hội thảo, phỏng vấn,…đối phương cũng có có thể đánh giá và nhìn nhận tiềm năng ở bạn. Họ sẽ nhận xét một cách chủ quan để xem họ có thể duy trì mối quan hệ như thế nào với bạn trong tương lai, có nên dành thời gian cho bạn hay không. Vậy họ sẽ dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá?
Mối quan hệ được tạo lập từ các điều sau:
- Chỉ số cảm xúc EQ và khả năng khơi gợi cảm xúc, niềm tin
- Mạng lưới quan hệ đang có
- Vị trí, cấp bậc sự nghiệp
- Kỹ năng và tiềm năng phát triển
- Khả năng nhìn nhận, giúp mọi người phát triển năng lực bản thân
Một điều quan trọng nữa là cảm giác an toàn bạn tạo ra, họ cần biết về con người, tính cách của bạn. Vì vậy, điểm mấu chốt là bạn sẵn sàng chia sẻ chuyện gì với đối phương, nói những câu chuyện nào giúp phá lớp băng giữa hai bên.
Mang tính cá nhân – không phải riêng tư
Khi muốn làm quen và xây dựng mối liên kết với mọi người, tránh nhắc tới những vấn đề về công việc, giáo dục, định hướng trong tương lai. Những việc đó chỉ thể hiện bạn đang muốn làm gì, không chia sẻ gì nhiều về chính bản thân bạn là người như thế nào.
Khi muốn nói về những vấn đề trên, hãy thử lồng ghép một câu chuyện của cuộc đời bạn vào. Ví dụ như vị giáo sư đại học Stanford bên trên giải thích tại sao ông ta lại muốn cống hiến cho sự phát triển kinh tế.
Khi kết thân với ai đó, bạn có thể thử nói về đam mê của bản thân và điều đó đã làm được gì cho mọi người. Đối phương sẽ tự khắc cảm thấy bị cuốn hút, tò mò về bạn và sau đó là những gì bạn mang lại cho họ, mà không cần giới thiệu.
Một khi đối phương cảm thấy có đủ niềm tin, họ sẽ tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ bạn mang đến và thậm chí giới thiệu cho mọi người xung quanh. Hãy thể hiện bạn là ai, bạn có giá trị gì thay vì thông tin và chỉ tiếp thị sản phẩm.
* Theo Forbes