Mặt trái của các streamericon

“Streamer” vài năm trở lại đây là một từ khóa rất “hot”, thu hút nhiều sự chú ý của các bạn trẻ. Các streamer không chỉ vô tình trở thành thần tượng mà còn hái ra tiền. 

“Streamer” vài năm trở lại đây là một từ khóa rất “hot”, thu hút nhiều sự chú ý của các bạn trẻ. Các streamer không chỉ vô tình trở thành thần tượng mà còn hái ra tiền. 

 

Khi ai cũng có thể trở thành streamer thì lằn ranh giữa công việc và chiêu trò phản cảm để thu hút lượt xem càng trở nên mong manh.

Nghề “hái ra tiền”

Streamer được hiểu là người phát sóng trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến hoặc mạng xã hội. Khoảng 5 năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam bắt đầu chú ý và theo đuổi công việc này như một nghề “hot”. Những ngày đầu nở rộ, người làm streamer thường chỉ là những game thủ, đưa ra những lời khuyên và cách thức để những người chơi game nâng được cấp độ; bình luận về những trận đấu của các game thủ khác hay giới thiệu những game mới ra mắt đến người chơi. Thế nhưng, hiện tại streamer đã xuất hiện ở bất kỳ lĩnh vực nào, chỉ cần người chơi sở hữu lượt theo dõi đáng kể từ mạng xã hội.

Mặt trái của các streamer -0
Độ Mixi “bẻ lái” khuyên giới streamer nói chuyện văn minh trên livestream

Nhiều người cho rằng, chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính để nói và kiếm tiền từ hoa hồng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới… Tuy nhiên để kiếm được tiền từ người theo dõi nhiều streamer cũng phải chịu khá nhiều áp lực về thời gian làm việc. Anh Minh K (Nguyễn Văn Minh, quận Hoàng Mai, Hà Nội, một streamer trong lĩnh vực game) cho hay: “Thu nhập của streamer cũng khá ổn, nhưng để có một mức thu nhập cao hơn hẳn thì phải rất vất vả. Từ chăm chút hình ảnh trên trang cá nhân sao thật đẹp, thật ảo, phải livestream (phát sóng trực tiếp) liên tục vào nhiều khung giờ để người dùng mạng xã hội tiện theo dõi.

Để không làm mất hình ảnh, khi livestream vào giờ khuya mà có 1 người xem và được yêu cầu kéo dài thời gian cũng phải làm”. Cũng theo streamer Minh K chia sẻ, đã là streamer sẽ không được nói không với công nghệ và thiết bị công nghệ. Người xem sẽ nhìn vào mà đánh giá streamer, từ bàn phím, màn hình, chuột, tai nghe… thậm chí chỗ ngồi cũng phải thật đặc biệt. Những phụ kiện đi theo mình khi livestream luôn phải được đầu tư thật xịn xò, nâng cấp mẫu mới liên tục. Những streamer nào không chịu đầu tư, nhìn máy tính và bàn phím kiểu cổ lỗ sĩ là không có ai xem, mà không có người xem thì đương nhiên là không có tiền.

Anh Nguyễn Hồng Anh, một streamer mới nổi trong lĩnh vực du lịch và ẩm thực lại cho rằng, làm nghề này cũng chẳng khác gì một chuyên gia. Để giữ được chân người xem, bên cạnh những phụ kiện đi kèm cách ăn nói duyên dáng, thu hút thì sự hiểu biết trong lĩnh vực của mình cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Để có được buổi livetream hay, hấp dẫn về ẩm thực miền núi, anh Hồng Anh đã phải tìm hiểu rất nhiều tài liệu trên mạng, kết hợp đó là những trải nghiệm thực tế của mình. Anh bảo: “Trước đây tôi vốn là người thích “xê dịch”, chỗ nào đẹp là đến, món nào ngon là ăn. Chính vì thế những trải nghiệm thực tế của mình đã giúp ích rất nhiều cho công việc livestream hàng ngày. Ví dụ giới thiệu về món thắng cố, bên cạnh những hình ảnh, kiến thức về món này thì khi live mình kể những câu chuyện, những kỷ niệm của mình khi đến các vùng đất có món thắng cố”, anh Hồng Anh tâm sự.

Mặt trái của các streamer -0
Để hút người xem, nhiều streamer nữ không ngại để lộ những phần nhạy cảm

Đã là nghề kiếm tiền, thì bất cứ nghề nào cũng được tôn trọng, bởi họ cũng đầu tư thời gian, chất xám vào đó. Vậy nghề streamer sẽ kiếm được tiền nhờ đâu là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm? Ngoài nguồn tiền từ hoa hồng giới thiệu sản phẩm mới hay quảng cáo trực tuyến thì donate (những người yêu thích streamer gửi một số tiền kèm những câu hỏi hoặc những lời muốn nói với streamer đang livestream) là khoản thu nhập đáng kể của các streamer sở hữu vài triệu lượt theo dõi. Mỗi buổi phát sóng, các streamer thường đính kèm số điện thoại của mình ở một góc màn hình để người xem donate.

Không từ chiêu trò để moi tiền và giữ chân người xem

Bên cạnh những streamer có sự đầu tư nghiêm túc từ công nghệ, kiến thức để có thu nhập thì nhiều bạn trẻ đã đổ xô theo nghề này để kiếm tiền thật nhanh. Họ không từ chiêu trò nào để thu hút lượt theo dõi một cách nhanh chóng. Qua tìm hiểu, treamer nữ là một lợi thế rất lớn nếu biết tận dụng ngoại hình cùng cách ăn nói là sẽ kiếm được donate. Để tìm những streamer nữ trong bộ đồ ngắn, phản cảm hoặc đặt máy quay ở vị trí tập trung vào “vòng 1” một cách cố tình là không khó. Như hot girl M.L (TP Hồ Chí Minh, streamer đua xe) thường xuyên chia sẻ hình ảnh “mát mẻ” của mình cùng một dòng trạng thái buồn. Ở dưới phần bình luận, nữ streamer này không quên để thông tin số tài khoản và ví điện tử, như một cách gợi ý người xem ủng hộ.

Mặt trái của các streamer -0
Trong buổi livistream, MisThy đã phản ứng gay gắt khi nhận về những câu hỏi “kém duyên”

Cách đây không lâu, hot girl Xi khiến nhiều người choáng váng với màn quảng cáo đồ lót rất phản cảm. Thay vì giới thiệu sản phẩm thì người đẹp này lại vô tư nắn bóp “vòng 1”, thậm chí có nhiều khoảnh khắc hớ hênh trên sóng trực tiếp. Hậu quả để lại là Xi nhiều lần phải lãnh án phạt và hiện đã bị cấm sóng vĩnh viễn.

Hay trường hợp của streamer Thảo Anh cũng khá nổi tiếng với lượng người hâm mộ đông đảo. Mới đây, trong một buổi livestream, Thảo Anh một lần nữa cho rằng bản thân hoàn hảo khi tự tin khoe vùng da dưới cánh tay. Thảo Anh cho biết cô luôn tự tin mặc áo 2 dây và số đo 3 vòng rất “chuẩn” 90-62-90...

Anh Hồng Anh phân tích: “Việc nhiều streamer ăn mặc sexy, thậm chí phản cảm để live là không hiếm bởi họ không có kinh nghiệm, kiến thức. Còn kiếm tiền từ việc donate cũng không có gì lạ trong giới streamer. Để có nhiều donate, không ít streamer như thể xin tiền trực tuyến một cách công khai. Mặc dù là streamer nhưng tôi thực sự chán xem các nữ streamer livetreame game, vì họ ăn mặc hở hang, còn nam giới thì văng tục. Xem được vài phút là các bạn ấy nhắc đến chuyện donate”.

Còn về phía các nam streamer thì nhiều người đã lạm dụng cách ăn nói tục tĩu, bỗ bã, bởi họ cho rằng đây là cách giữ chân khán giả rất tốt. Độ Mixi, là một trong 10 streamer nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, có lượng người theo dõi lên đến 4,5 triệu. Tuy nhiên trong những ca livestream của mình, Độ Mixi thường xuyên văng tục, chửi bậy…. Điều này đã khiến không ít người lo lắng bởi kênh Youtube của anh này có tới 3,9 triệu người đăng ký, mỗi video đạt từ 200.000 đến 1.5 triệu lượt xem. Sức ảnh hưởng của Độ Mixi với khán giả trẻ là rất lớn.

Gần đây, Độ Mixi còn ra mắt hẳn một MV, sản phẩm này đạt top trending trên Youtube và có đến 15 triệu lượt xem chỉ trong 5 ngày. Một thông tin được hé lộ, mức thu nhập từ donate lên đến 100 triệu đồng/tháng, chưa kể thu nhập từ Youtube, hợp đồng quảng cáo. Dù được rất nhiều người yêu thích bởi sự hài hước của mình nhưng Độ Mixi cũng bị khá nhiều người phản ứng bởi phát ngôn văng tục trên sóng livestream. Trong hầu hết các buổi livestream, nam streamer này khá thoải mái văng tục trước khán giả. Thậm chí, cách nói năng bỗ bã đã trở thành một trong những “đặc sản” của kênh này.

Tương tự Độ Mixi, nữ streamer MisThy cũng gây chú ý khi dùng lời lẽ khiếm nhã, sử dụng nhiều từ chửi thề vốn phổ biến trong giới streamer để đáp trả bình luận “kém duyên” từ người xem. Trong khi đó, VirusS cũng khiến showbiz hoang mang khi chọn cách bình luận các sản phẩm âm nhạc làm lối đi riêng. Nhiều ca sĩ than trời vì không hiểu sao VirusS lại có cách bình luận khá khiếm nhã về sản phẩm của mình. Song, cũng có những ca sĩ chọn VirusS quảng bá sản phẩm của mình để tạo ra hiệu ứng giả.

Mặt trái của các streamer -0
Bên cạnh việc ăn nói có duyên thì các streamer phải liên tục cập nhật các thiết bị công nghệ “xịn xò”

Sau nhiều phản ứng của người hâm mộ, gần đây Độ Mixi đã hứa rằng mình sẽ không văng tục chửi bậy trên livestream nữa. Thậm chí, anh còn kêu gọi những người anh em đồng nghiệp của mình hãy sử dụng lời lẽ văn minh, lịch sự và phù hợp với “thuần phong mỹ tục” khi phát sóng trực tiếp trước hàng ngàn người xem. Tuy nhiên, điều đó có thể tạo nên hiệu ứng như mong đợi hay không vẫn còn phải chờ, khi mà văng tục, chửi bậy dường như đã là công thức để “câu” người theo dõi của nhiều streamer.

Dù đã có những thay đổi trong nghề như Độ Mixi, PewPew, Baroibeo… nhưng một số cái tên vẫn đang trở thành tấm gương xấu cho giới trẻ học theo. Việc thay đổi có được là nhờ bản thân nền tảng livestream phải tuân thủ các quy tắc cộng đồng theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật nước sở tại. Do đó, các streamer hiện đang cộng tác với Facebook Gaming đã phải từ bỏ thói quen nói tục chửi bậy trên sóng trực tiếp, nếu không sẽ bị phạt nặng vì vi phạm hợp đồng. 

Hiện YouTube đã có chế độ giới hạn độ tuổi (age-restricted) để lọc người xem và bắt những streamer làm nội dung 18+ phải tuân thủ luật chơi. Tuy nhiên, theo ghi nhận, rất ít streamer chịu bật chế độ này, lý do là bởi nó sẽ hạn chế đề xuất, tắt kiếm tiền và do đó không đem lại lợi ích gì cho các streamer.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cảnh báo, ảnh hưởng từ các trang mạng xã hội, trong đó có nội dung các livestream vô bổ, phản cảm đến trẻ em nói riêng và cả xã hội nói chung ngày càng mạnh mẽ. Giờ đây, không chỉ gia đình, nhà trường, mà ngay chính các trang mạng xã hội cũng góp phần chi phối nhận thức, và từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người.

Người sử dụng mạng xã hội thông thái sẽ tận dụng được lợi thế của công nghệ để phát triển năng lực bản thân, và ngược lại. Do chúng ta chưa thực sự hình thành văn hóa ứng xử trên mạng xã hội nên những hành động, việc làm, những tranh luận nên dừng ở mức độ như thế nào là vừa đủ vẫn chưa được định hình một cách rõ ràng. Bởi thế, việc siết chặt quản lý bằng những quy định pháp lý là vô cùng cần thiết.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội”. Trong quyết định số 874/QĐ-BTTTT được ban hành, ở Điều 4, Chương II – Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân có ghi: Sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của các tổ chức, cơ quan; chỉ chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; không sử dụng từ ngữ thù hận, kích động.

(Theo An Ninh Thế Giới)

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
2 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
55 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
31 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
47 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
1 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
16 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
16 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
17 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
21 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.