Mặt trái của "thủy triều" tiền Trung Quốc

10/11/2018 09:03
Đang xuất khẩu 82% lượng gỗ sang Bắc Kinh, quần đảo Solomon phải trả giá không ít về tài nguyên thiên nhiên

Không ít quốc gia nhận tiền đầu tư từ Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, mất khả năng trả nợ, khủng hoảng kinh tế, mất cân bằng hệ sinh thái...

Tác động tiêu cực

TP Vancouver, tỉnh British Columbia - Canada thuộc số những thành phố lớn của phương Tây chứng kiến cơn "thủy triều" tiền từ Trung Quốc và có thể là nơi đầu tiên "thấm đòn" khi tìm cách ngăn chặn dòng tiền này. Cách đây vài năm, nhu cầu nhà ở của giới nhà giàu nước ngoài tăng mạnh khiến giá trị bất động sản tại Vancouver hiện ở mức cao nhất Canada, buộc nhiều người trẻ từ bỏ mơ ước sở hữu nhà riêng. Giá trung bình của một căn nhà ở Vancouver đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2005, lên 1,14 triệu USD, giúp hàng triệu người bỗng chốc trở thành triệu phú USD.

Dù vậy, trước việc không ít người dân địa phương phẫn nộ khi chứng kiến giá nhà tăng vọt và nền kinh tế bị thao túng bởi giới nhà giàu nước ngoài, chính quyền tỉnh British Columbia đang triển khai một số chính sách nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản và hạn chế sự hiện diện của tiền Trung Quốc. Chịu tác động từ chính sách kìm hãm dòng tiền Trung Quốc, doanh số căn hộ tại Vancouver trong tháng 9 qua giảm 44% so với cùng kỳ năm 2017.

Thế nhưng, theo hãng tin Bloomberg, doanh số bán nhà, xây dựng và các hoạt động liên quan lại chiếm đến 40% GDP của British Columbia. Đã xuất hiện lo ngại việc siết chặt hoạt động mua nhà của người Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực lên kinh tế của địa phương.

Mặt trái của thủy triều tiền Trung Quốc - Ảnh 1.

Khai thác cát quá mức làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân ở Mozambique Ảnh: AMNESTY INTERNATIONAL

Tương tự Vancouver, Pakistan cũng đang tiến thoái lưỡng nan khi bắt tay với Trung Quốc - quốc gia chiếm đến 46% thâm hụt thương mại của Pakistan. Hồi tháng trước, Ả Rập Saudi đồng ý cho Pakistan vay khoảng 6 tỉ USD để vượt vòng vây khủng hoảng nhưng vẫn chưa đủ. Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối và dòng vốn nước ngoài của Pakistan đang lao dốc, nhiều khả năng quốc gia Nam Á này sẽ lại tìm đến Trung Quốc, dẫn đến nguy cơ nợ chồng nợ. Theo tạp chí Forbes, Trung Quốc có thể chiếm quyền kiểm soát dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) như từng ép Sri Lanka chuyển cảng Hambantota để gán nợ sau khi nước này mất khả năng chi trả.

Trong khi đó, theo tờ The New York Times (Mỹ), người dân Kenya có nỗi lo khác khi thấy chính quyền tranh thủ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực. Họ thắc mắc liệu nước này có vô tình "nhập khẩu" thái độ phân biệt chủng tộc hay không. Nỗi lo này không phải không có cơ sở qua lời kể của anh Richard Ochieng, làm việc tại công ty sản xuất xe máy do Trung Quốc đầu tư ở thị trấn Ruiru.

Thanh niên 26 tuổi này chia sẻ cấp trên người Trung Quốc nhiều lần lăng mạ và ví anh cũng như những người dân Kenya khác là khỉ. Đoạn video ghi lại lời lẽ xúc phạm của cấp trên được anh Ochieng đăng tải gần đây và chính quyền Kenya đã trục xuất quản lý này về nước. "Họ là những người có vốn đầu tư. Ngay cả khi chúng tôi muốn tiền của họ, chúng tôi cũng không chấp nhận bị đối xử tệ ngay trên chính đất nước của mình" - ông David Kinyua (30 tuổi, quản lý một khu công nghiệp có nhiều công ty Trung Quốc hoạt động tại Ruiru) nhấn mạnh.

Trả giá về môi trường

Từng là một nước rộng cửa đón đầu tư từ Trung Quốc, Malaysia ngày càng lo sợ sẽ nợ nần vì các dự án lớn không cần thiết và không mang lại lợi ích cho ai khác ngoài Bắc Kinh. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hồi tháng 8 quyết định hoãn 2 dự án hạ tầng gây tranh cãi được nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tài trợ, gồm công trình xây dựng tuyến đường sắt bờ biển phía Đông (ECRL) trị giá 20 tỉ USD và đường ống dẫn khí đốt trị giá 2,5 tỉ USD. Với bước đi này, ông Mahathir hy vọng giảm được gánh nặng nợ nần đang lên đến 250 tỉ USD, với chủ nợ chủ yếu là công ty Trung Quốc.

Giống Malaysia, chính quyền Úc cũng cảnh giác trước làn sóng đầu tư từ Trung Quốc. Theo trang News.com.au (Úc), số tiền đầu tư của Trung Quốc vào Úc đã giảm 40%, từ 14,9 tỉ USD trong năm 2016 xuống còn 8,9 tỉ USD hồi năm ngoái. Sự sụt giảm trên bắt nguồn từ việc chính quyền thời Thủ tướng Malcolm Turnbull siết chặt các khoản đầu tư quốc tế và ngăn sự can thiệp của nước ngoài đối với Úc sau khi các nhà đầu tư Trung Quốc đổ hơn 40 tỉ USD vào nước này trong suốt 4 năm qua.

Chưa hết, hoạt động đầu tư của Trung Quốc còn khiến một số quốc gia lao đao vì hệ lụy môi trường và ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Chẳng hạn tại Mozambique, tình trạng khai thác cát quá mức của Công ty Haiyu (Trung Quốc) đang khiến cuộc sống người dân ở cộng đồng Nagonha lao đao. Theo hình ảnh chụp từ vệ tinh, mỏ cát mà Haiyu đang khai thác bao phủ khoảng 280.000 m2 diện tích đất ngập nước, chặn các kênh nối từ sông ngòi, đầm phá với đại dương và thậm chí thay đổi cả dòng chảy của nguồn nước ngọt. Tuy nhiên, Haiyu đổ lỗi do thảm họa tự nhiên, từ chối đền bù thiệt hại cho những người dân bị ảnh hưởng. Đáng nói là hoạt động khai thác vẫn tiếp tục nhằm đáp ứng "cơn khát" cát từ Trung Quốc bất chấp người dân địa phương phản đối.

Đang xuất khẩu 82% lượng gỗ sang Trung Quốc, quần đảo Solomon cũng phải trả giá không ít. Cuộc nghiên cứu được Tổ chức Bảo vệ môi trường Global Witness công bố giữa tháng 10 cảnh báo tốc độ phá rừng tại quần đảo này đang cao gấp gần 20 lần so với mức bền vững do nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc. Bộ Tài chính Solomon năm 2011 cảnh báo nếu hoạt động khai thác vẫn duy trì như tốc độ khi đó, rừng tự nhiên của cả nước sẽ cạn kiệt vào năm 2036.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
32 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
7 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
43 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.