Máy bay riêng lên ngôi, thế chỗ máy bay thương mại mùa COVID-19

06/03/2020 16:57
Nhiều nhà khai thác máy bay tư nhân có lượng khách hàng tăng đột biến do các chuyến bay thương mại bị hủy và những vị khách giàu có không muốn đi máy bay chung vì sợ lây nhiễm virus corona.

"Nhu cầu thuê máy bay riêng chắc chắn tăng cao. Chúng tôi có một lượng khách hàng cực lớn, yêu cầu trong thời gian gấp, cho một nhóm sơ tán hoặc cho các công ty, cá nhân", Adam Twidell, giám đốc điều hành của PrivateFly, cho biết.

PrivateFly và các hãng chuyên cho thuê máy bay riêng đang trở thành giải pháp thay thế, bù đắp cho các chuyến bay thương mại bị đình chỉ vì dịch COVID-19.

Khách hàng thuê máy bay riêng gồm nhóm khử trùng muốn tìm phương tiện riêng để di chuyển giữa các điểm ở châu Á hoặc một gia đình bay từ Bali đến Hong Kong muốn tránh lây nhiễm cho những người khác trên máy bay thương mại. Một khách hàng khác là một công ty cần chở 50 người từ Los Angeles tới Tokyo và muốn hạn chế tiếp xúc với nhiều người.

Những yêu cầu như vậy trở nên ngày một nhiều hơn khi tình hình dịch COVID-19 vốn ban đầu chỉ bùng phát ở miền Trung Trung Quốc hồi tháng 12 nay đã lan ra tới 6 châu lục.

"Số người đặt thuê máy bay riêng ngày càng tăng, đặc biệt là những chuyến bay đường dài", Richard Lewis, giám đốc tại Mỹ của tập đoàn Insignia chuyên phục vụ các khách hàng giàu có, cho biết. "Họ không muốn chung cabin với những người khác".

Không rẻ

Giá thành cho một chuyến bay riêng như vậy không hề rẻ nhưng có thể cạnh tranh được so với hạng vé khoang thương gia xa xỉ. Chi phí bay khứ hồi từ New York đến London cho chiếc Gulfstream IV 12 chỗ là 140.000 USD, dù có nhiều người trên máy bay khiến không gian có phần bị thu hẹp lại. So sánh với nó là 10.000 USD cho một chiếc vé khoang hạng nhất trên chuyến bay thương mại với một chiếc giường có thể ngả lưng.

Với các cá nhân hoặc công ty sẵn sàng chi nhiều tiền, đó là cách giảm thiểu rủi ro của việc lây virus.

JetSet Group, một công ty có trụ sở ở New York, thường được đặt 150 chuyến bay một tháng, hiện con số đã tăng thêm 25% trong những tuần qua. Lo sợ virus dường như đang thúc đẩy nhu cầu, Steve Orfali, CEO của hãng, nói.

Nhiều khách hàng của ông là chủ doanh nghiệp tầm trung và phải đi lại nhiều giữa các cửa hàng, nhà máy. Nhiều người khác thì đang cân nhắc dịch vụ này cho các kỳ nghỉ của gia đình.

"Khi họ đi những chuyến đi riêng, họ không muốn lây nhiễm cho gia đình nên họ chi trả cho một chuyến bay riêng hơn là những vé hạng thương gia và mạo hiểm với điều đó", ông nói.

Những người không thường xuyên sử dụng dịch vụ bay riêng cũng đặt hàng nhiều trong thời gian này. Orfali hy vọng họ sẽ trở thành những khách hàng thường xuyên sau khi trải nghiệm sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian khi sử dụng dịch vụ.

Máy bay riêng lên ngôi, thế chỗ máy bay thương mại mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Bên trong một chiếc máy bay riêng dành cho các khách hàng giàu có. Ảnh: Bloombergs

Nhu cầu ngắn hạn?

Hầu hết nhà khai thác nhận ra nhu cầu tăng cao do lo ngại virus corona chỉ là tạm thời, đặc biệt là khi dịch bệnh tiếp tục làm suy yếu thị trường chứng khoán.

"Các khách hàng của chúng tôi là những nhà đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán. Khi họ bị thiệt hại hàng triệu USD, họ sẽ không muốn đi du lịch đến nơi mà họ phải chi trả hàng đống tiền mà lại còn có khả năng lây nhiễm từ người mang virus", Richard Zaher, giám đốc hãng bay Paramount ở bang Virginia, Mỹ, nói. "Điều này không tốt cho hàng không tư nhân".

Tương tự, CEO Twidell của PrivateFly có cùng lo ngại.

"Bất kỳ tăng trưởng nào trong thời gian ngắn rõ ràng là đi kèm với những lo lắng và thách thức trong thời gian dài, bao gồm cả tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Thậm chí đến bây giờ, dù chúng tôi nhìn thấy nhu cầu ngắn hạn tăng cao, các khách hàng khác cũng đang thay đổi và hủy kế hoạch đi lại", ông nói.

Cắt tuyến

Nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang tăng cường các biện pháp để đề phòng loại virus đã làm gần 3.000 người chết này phát tán rộng hơn. Các trường học ở Nhật Bản đóng cửa trong một tháng, Ả rập Saudi tạm dừng các cuộc hành hương tại thánh địa mỗi ngày thu hút hàng triệu người bao gồm Mecca và Medina. Tại nhiều nước khác, giới chức yêu cầu người trở về từ vùng dịch phải cách ly 2 tuần và cân nhắc kế hoạch ra nước ngoài.

Các hãng hàng không thương mại nằm trong số những doanh nghiệp bị tổn hại nặng nề nhất vì dịch COVID-19 khi phải đình chỉ đường bay. Những hành khách vẫn phải đi lại sẽ tìm cách thuê máy bay riêng để bù cho các đường bay đã bị hủy.

American Airlines, United Airlines và Delta Air Lines đã mất khoảng một phần tư doanh thu kể từ đầu năm và các nhà phân tích cảnh báo rằng tình hình có thể còn tồi tệ hơn nữa khi dịch bệnh làm sụt giảm nhu cầu đi lại. Cả 3 hãng đều đình chỉ các chuyến bay thẳng đến Trung Quốc, một trong những đường bay chính, cho đến tháng 4. British Airways và Air France-KLM cũng trong tình trạng tương tự.

Hôm 28/2, United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của Mỹ khai thác đường bay xuyên Thái Bình Dương, phải hủy thêm các chuyến bay tới châu Á bao gồm đường bay từ Los Angeles và Chicago tớ sân bay Narita của Tokyo.

Thế chỗ đó, Vimana Private Jets, hãng bay riêng chuyên phục vụ các khách hàng giàu có, đã chở các doanh nhân tới những hội nghị ở Bắc Kinh trong những tuần qua. Các máy bay này không đỗ lâu trên mặt đất tại Trung Quốc mà tới sân bay một nước khác trong khu vực Đông Nam Á để đợi chuyến trở về và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho phi hành đoàn.

Tuy nhiên, việc bay tới vùng có nguy cơ cao lây nhiễm virus trở thành một vấn đề phức tạp, ông Twidell nói. Đầu tiên, rất khó để tìm được máy bay và phi hành đoàn đáp ứng được mọi yêu cầu. "Quy trình hoạt động thay đổi mỗi ngày. Nó là tình huống bất ổn định".

Hãng bay tư nhân Paramount cũng nhận được rất nhiều yêu cầu đưa người rời khỏi châu Á, Zaher nói. Nhưng việc này không dễ dàng. Khó để tìm được máy bay có sẵn cũng như tuân thủ các quy định mới như đảm bảo những người từng đến Trung Quốc đã rời khỏi đó đủ 14 ngày và không có triệu chứng. "Các khách hàng yêu cầu máy bay chưa từng bay tới Trung Quốc và yêu cầu thành viên phi hành đoàn phải được kiểm tra thân nhiệt", Zaher, người sắp xếp 500 chuyến bay mỗi năm, nói.

Máy bay và các hành khách vẫn phải tuân thủ yêu cầu cách ly và trải qua các kiểm soát khác của các chuyến đi đến và đi khỏi khu vực nguy cơ cao. Thậm chí, tại Anh, các nhân viên cửa khẩu có quyền "tạm giữ máy bay, khách hàng, hàng hóa và thiết bị" nếu chúng gây hại cho sức khỏe cộng đồng... Đây là những yêu cầu mọi chuyến bay, kể cả máy bay riêng, phải tuân thủ.

Tham khảo Bloomberg

Máy bay riêng lên ngôi, thế chỗ máy bay thương mại mùa COVID-19 - Ảnh 4.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.