MBS: Ngân hàng trong đại dịch Covid-19 kiên cường hơn so với khủng hoảng tài chính 2008

21/05/2020 21:05
Covid-19 ảnh hưởng đến ngành ngân hàng Việt Nam ở mức độ nhất định, khiến chi phí dự phòng tăng mạnh trong quý I và quý II năm 2020. NHNN đã tích lũy một khoản lớn dự trữ quốc tế như một bộ đệm tốt để bảo vệ tỷ giá hối đoái và lạm phát trong các kịch bản tiêu cực.

Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến kinh tế. Báo cáo đề cập dù có đòn bẩy tương đối cao, tiềm năng tăng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam vẫn được củng cố bởi tăng trưởng kinh tế vững chắc, sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã tăng từ mức 99% năm 2009 lên 135% tới cuối tháng 4/2020. Tăng trưởng tín dụng chậm lại vào đầu năm 2020 do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, MBS nhận định đà tăng có thể phục hồi vào cuối năm 2020 và 2021 nhờ nhu cầu triển khai đầu tư hạ tầng.

Tầm quan trọng và vị thế của các ngân hàng Việt Nam so với các nước khác ở châu Á vẫn còn khiêm tốn với tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP, thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (169%), Trung Quốc (161%), Hàn Quốc (163%) và Thái Lan (144%).

MBS kỳ vọng tổng dư nợ tín dụng quốc gia trong dài hạn sẽ tăng nhờ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và định hướng thúc đẩy dư nợ tín dụng/GDP sẽ tiếp tục tăng.

MBS: Ngân hàng trong đại dịch Covid-19 kiên cường hơn so với khủng hoảng tài chính 2008 - Ảnh 1.

MBS cho rằng ngành ngân hàng ít chịu thiệt hại hơn các ngành khác, một phần nhờ hệ thống ngân hàng hiện nay đã khỏe mạnh hơn nhiều so với năm 2008. Ảnh: L.H.


Sự bùng nổ đại dịch đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống hiện nay đã kiên cường hơn trong việc chống chọi với cơn hoảng loạn so với trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008. CTCK này cho rằng diễn biến giá dầu và ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam do nhiều ngành nghề như sản phẩm xuất khẩu sản xuất như hàng may mặc, giày dép, thủy sản, dầu khí, bất động sản và xây dựng, hàng không chịu ảnh hưởng.

Các khoản vay cá nhân, lĩnh vực chịu ảnh hưởng gián tiếp thông qua thất nghiệp gia tăng, chiếm 42% danh mục của ngân hàng. Dù phân khúc bán lẻ rủi ro hơn doanh nghiệp, MBS cho rằng thiệt hại sẽ được giảm nhẹ một phần nhờ xu hướng tiết kiệm tiền mặt của công dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam cũng xây dựng bảng cân đối kế toán tốt hơn và ổn định hơn. Tỷ lệ cho vay tiền gửi (LDR) đã giảm từ hơn 100% trong giai đoạn 2009-2012 (đạt đỉnh ở mức 116% trong năm 2011) về mức 93% đến cuối tháng 2.

NHNN đã tích lũy một khoản lớn dự trữ quốc tế như một bộ đệm tốt để bảo vệ tỷ giá hối đoái và lạm phát trong các kịch bản tiêu cực.

Sự vững chắc của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng được thể hiện qua các khoản đầu tư chiến lược từ các đối tác nước ngoài. Từ năm 2012, các ngân hàng Việt Nam đã nhận đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD, riêng 3 ngân hàng quốc doanh đã hút 2,4 tỷ USD.

MBS nhận định đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành ngân hàng Việt Nam ở mức độ nhất định, khiến chi phí dự phòng tăng mạnh trong quý I và quý II/2020, đặc biệt là đối với các ngân hàng tập trung cho vay nhiều ở lĩnh vực du lịch, hàng không và gia công. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ ít thiệt hại hơn các ngành khác. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với năm 2008, có khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
4 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
45 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
5 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
33 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
57 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.