Mê trận quảng cáo câu khách, lừa dối khách hàng trên thị trường bất động sảnicon

- Những chiêu trò cạnh tranh, lừa dối, nói xấu đối thủ của môi giới trên thị trường bất động sản khiến khách hàng nhiều phen giật mình.

- Những chiêu trò cạnh tranh, lừa dối, nói xấu đối thủ của môi giới trên thị trường bất động sản khiến khách hàng nhiều phen giật mình.

Với sự phát triển của mạng xã hội, nhiều chiêu quảng cáo bất động sản được các chủ đầu tư, môi giới tung ra nhằm giành sự chú ý của khách hàng. Hình thức quảng cáo sai sự thật, “dựa hơi” những dự án lớn và chủ đầu tư uy tín để câu kéo khách hàng tìm đến và quảng cáo cho mình. Thậm chí không ít “cò” nhà đất quảng cáo theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” quảng cáo bán nhà tại một dự án, nhưng lại tư vấn cho khách hàng mua nhà tại dự án khác… không phải là chuyện hiếm trên thị trường bất động sản.

Anh Ng.L (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, vào khoảng tháng 5/2019 anh được được nhân viên cuả Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, mã CRE) thuộc CenGroup thông tin về dự án Vườn Sen (Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh) được mở bán và chủ đầu tư chính là CenLand.

Mê trận quảng cáo câu khách, lừa dối khách hàng trên thị trường bất động sản
Phối cảnh dự án Vườn Sen (Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh).

“Do tin tưởng vào uy tín của CenLand nên tôi đã đặt cọc 30% giá trị hợp đồng đặt mua. Sau khi thanh toán 30% thì tôi lại được chị Thúy - người giới thiệu là Phó Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế kỷ thông báo rằng CenLand chỉ là nhà môi giới”, anh L. nói.

Trao đổi về dự án này, cán bộ ban truyền thông CenGroup cho biết dự án Vườn Sen nằm trong dự án Đầu tư xây dựng khu thể thao, trường học, công trình công cộng, khu đô thị phường Đồng Kỵ do Công ty TNHH Nam Hồng (Công ty Nam Hồng) làm chủ đầu tư. Công ty đã mua lại một phần dự án có số ô số thửa đặt tên là Vườn Sen.

“Trên giấy tờ CenLand là đơn vị phát triển dự án. Còn các bạn kinh doanh nhiều khi không hiểu chính xác những khái niệm. CenLand mua đất đó xong một phần xây shophouse, một phần bán đất theo lô và sổ đỏ có sẵn, sổ đỏ đó có tên của CenLand, khách hàng nào mua thì sẽ sang tên trực tiếp từ CenLand cho khách hàng. Vì tên chủ sở hữu như vậy nên các bạn nói là chủ đầu tư”, cán bộ ban truyền thông CenGroup cho hay.

Tại buổi training với môi giới để ra quân bán hàng vào giữa năm 2019, giám đốc dự án này lại khẳng định dự án Khu đô thị Vườn Sen được phát triển bởi chủ đầu tư CenLand và Dabaco.

“Tại dự án này CenLand và Dabaco đồng làm chủ đầu tư và phát triển sản phẩm. Cũng phải nói về dự án này một chút dự án này chúng ta mua từ chủ đầu tư Nam Hồng. Một trong những lý do thời gian đầu ra mắt năm 2018 bán chưa thực sự tốt mà phải đóng lại bảng hàng và làm lại sản phẩm. Trong quá trình giải phóng mặt bằng giữa chủ đầu tư Nam Hồng và chủ đầu tư có xảy ra mâu thuẫn nên người dân không ủng hộ chủ đầu tư Nam Hồng. Mình phải chia sẻ thực tế để đi vào vấn đề này” – vị này nói.

Theo anh L. việc quảng cáo, giới thiệu CenLand là chủ đầu tư trong khi đó chủ đầu tư là Công ty Nam Hồng khiến nhiều khách hàng như anh phải dở khóc, dở cười.

“Sau khi đã đặt cọc 30% thì nhân viên của CenLand lại thông báo chủ đầu tư dự án là Công ty Nam Hồng chứ không phải CenLand. Việc thông tin về chủ đầu tư dự án như vậy có thể khiến khách hàng nhầm lẫn ảnh hường lớn đến việc quyết định đầu tư của khách hàng. Nếu ngay từ đầu biết dự án là của Công ty Nam Hồng thì không bao giờ tôi đặt mua.Vì dự án này Nam Hồng đã không bán được từ nhiều năm nay”, anh L. cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, khi mua bán nhà đất phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ hồ sơ của dự án.

Mê trận quảng cáo câu khách, lừa dối khách hàng trên thị trường bất động sản
Quảng cáo sẵn sàng nêu tên dự án bên cạnh và nhấn mạnh đừng vội mua nhà dự án trên facebook (Ảnh chụp màn hình).

Ông Đính cho rằng, các văn bản pháp lý thể hiện vai trò của chủ đầu tư dự án bất động sản đương nhiên phải được thể hiện. Đơn vị hợp tác trong luật cũng quy định rõ trong đó có những quyền và nghĩa vụ ra sao. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm niêm yết những thông tin tại dự án, tại trụ sở. Vai trò, trách nhiệm của người làm môi giới cũng phải công khai, cung cấp thông tin đầy đủ về nội dung danh mục như pháp lý của dự án, chủ đầu tư, quy hoạch, quyết định giao đất…

“Khách hàng nhiều khi hoàn toàn tin tưởng vào đơn vị tư vấn, môi giới nhưng cái cơ bản cần phải hiểu nguyên tắc cái khách hàng đang muốn mua kể cả hiện hữu hay chưa hiện hữu phải có giấy tờ ghi rõ trong đó nêu rõ chủ đầu tư được quyền bán hay huy động lúc đó mới rõ ràng. Khi mua bất động sản mà không yêu cầu đòi hỏi cho kiểm chứng pháp lý thì có thể sẽ gặp những rủi ro, có thể sau này không phù hợp không đúng mà bất lợi cho mình” – ông Đính cho hay.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, môi giới phải tư vấn cho khách hàng hiểu rõ, chính xác về các vấn đề pháp lý tại dự án.

“Môi giới cũng phải công khai, cung cấp thông tin đầy đủ về nội dung danh mục dự án. Những điều đó là quy định rồi. Còn nếu cố tình nói sang người khác làm chủ đầu tư có thể dẫn đến hành vi không trung thực thậm chí là lừa dối nếu xảy ra hậu quả thì có thể chuyển thành hình sự” – ông Đính đặt vấn đề.

Còn trường hợp của chị H.Thuý, một khách hàng đang có nhu cầu mua nhà tại quận Hai Bà Trưng cho biết, thời gian qua gia đình chị đã dành nhiều thời gian để tham khảo các thông tin trên mạng về các dự án và liên hệ nhờ tư vấn. Quá trình liên hệ tư vấn, chị Thuý nhiều phen giật mình khi chỉ sau vài câu chào mời, nhân viên tư vấn đã chuyển sang chào mời chị mua căn hộ tại một dự án lân cận chứ không phải dự án được quảng cáo mà chị quan tâm đặt vấn đề ngay từ đầu.

Trong biển thông tin giới thiệu, chào bán trên mạng xã hội có không ít những quảng cáo để thu hút khách hàng vào dự án của mình, người quảng cáo sẵn sàng “dìm hàng” dự án ngay cạnh. Trên thực tế, việc quảng cáo như trên không còn quá xa lạ trên các mạng xã hội.

Trên facebook của tài khoản Sunshine Garden Hai Bà Trưng đăng tải nhiều thông tin về dự án trong đó có topic sẵn sàng nêu tên dự án bên cạnh và nhấn mạnh đừng vội mua nhà dự án này khi chưa tìm hiểu Sunshine Garden.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), việc quảng cáo như vậy là hành vi không đẹp, cạnh tranh không lành mạnh, ở nước ngoài, đó là một dạng bảo về quyền sở hữu. Tôi có sở hữu này mà nói xấu có thể bị xử lý nhưng ở Việt Nam thì chưa bị xử lý. 

“Trong Luật Kinh doanh thương mại cũng có những điều khoản hành vi đó không được làm. Trong quy tắc đạo đức của nghề môi giới bất động sản mà Hội Môi giới bất động sản đã công bố là nghiêm cấm những hành vi đó không được phép. Đối với hiệp hội các hành vi vi phạm có thể là khai trừ hội viên. Đó là hành vi không đẹp phải đấu tranh với những hành vi đó. Đây là vấn đề thuộc đạo đức nghề nghiệp” – ông Đính nói.

Thái Linh

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
2 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
31 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
29 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
28 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
23 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
18 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.