Mexico thoát khỏi cuộc đàm phán trực tuyến của OPEC+, thỏa thuận dầu mỏ Nga - Ả rập Xê út bị đe dọa

10/04/2020 11:38
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục giữa Ả rập Xê út và Nga đang bị đe dọa sau khi Mexico từ chối cắt giảm và rời cuộc họp trực tuyến mà không chấp nhận các thỏa thuận.

Sau 9 giờ đàm phán thông qua hệ thống đàm thoại video, bế tắc xuất hiện. Nó khiến người ta nghi ngờ về nỗ lực toàn cầu nhằm vực dậy thị trường dầu mỏ trong bối cảnh virus corona hoành hành đẩy thế giới vào suy thoái.

Một đại biểu cho biết, OPEC+ không thể đạt được việc cắt giảm sản lượng mà không có sự tham gia của Mexico. Họ cũng không có kế hoạch tiếp tục họp và ngày 10/4 bởi sự tập trung cần được dành cho một cuộc đàm phán trong khuôn khổ G-20, dự kiến diễn ra vào ngày hôm nay theo hình thức trực truyến.

Đầu ngày 9/4, OPEC đã đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5 và tháng 6, chấm dứt một cách hiệu quả cuộc chiến giá dầu kéo dài 1 tháng qua, đẩy giá dầu xuống mức thấp. Ả rập Xê út và Nga đều sẽ cắt giảm sản lượng xuống khoảng 8,5 triệu thùng mỗi ngày trong khi tất cả các thành viên đồng ý cắt giảm nguồn cung 23%.

Với những diễn biến mới nhất vào cuối ngày 9/4, mọi sự chú ý giờ đây đổ dồn vào cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng G-20, diễn ra hôm nay theo lịch trình. Sự góp mặt của nhiều nhà xuất khẩu lớn, trong đó có Mỹ và Canada với khả năng cắt giảm tới 5 triệu thùng mỗi ngày, có thể giúp giá dầu hồi sinh, nhất là khi thỏa thuận của OPEC+ đã không đủ giúp giá dầu tăng cao hơn.

Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocio Nahle Garcia cho biết đất nước của bà sẽ cắt giảm sản lượng ở mức chấp nhận được như là một phần của thỏa thuận. Trong bài viết đăng trên Twitter sau khi rời cuộc họp, bà Garcia nói rằng đất nước của bà sẵn sảng giảm 100.000 thùng dầu mỗi ngày, ít hơn rất nhiều so với 400.000 thùng mà OPEC đề suất, thậm chí còn ít hơn so với mức cơ bản mới.

Sự thất bại bất ngờ không khiến OPEC và các đồng minh bị kéo khỏi nỗ lực cắt giảm sản lượng. Sự sụp đổ của giá dầu năm nay đã đe dọa tất cả các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ, buộc các công ty, bao gồm cả những doanh nghiệp hàng dầu thế giới trong lĩnh vực này như Exxon Mobil Corp, phải hạn chế chi tiêu. Với những công ty nhỏ hơn, đó là sự đe dọa về khả năng tồn tại.

Mexico thoát khỏi cuộc đàm phán trực tuyến của OPEC+, thỏa thuận dầu mỏ Nga - Ả rập Xê út bị đe dọa - Ảnh 1.

Ông Aldo Flores Quiroga, cựu thứ trưởng năng lượng Mexico -  người đàm phán thỏa thuận của OPEC+ từ năm 2016-2018, nói rằng: "Mexico có khả năng và nên tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong việc ổn định thị trường dầu mỏ. Cắt giảm sản xuất vừa là khả năng, vừa là nhu cầu. Đó là trách nhiệm với cả trong nước và quốc tế".

OPEC+ chịu áp lực mạnh từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Nga và Ả rập Xê út qua điện thoại hôm 9/4. Ông chủ Nhà Trắng cũng đang chịu áp lực từ các nhà lập pháp Mỹ, những người lo sợ hàng nghìn việc làm trong ngành công nghiệp dầu đá phiến của nước này sẽ bị thổi bay.

"Cả Ả rập Xê út và Nga đều sẽ phải cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, việc này cho phép họ có lợi ở tất cả các mặt, từ chính trị tới kinh tế", Amrita Sen, nhà phân tích dầu mỏ tại công ty tư vấn Energy Aspects Ltd., cho hay.

Tuy nhiên, Nga không nghĩ như vậy. Moscow nhấn mạnh rằng riêng Mỹ nên cần làm nhiều hơn là chỉ đứng nhìn các nước OPEC+ cắt giảm sản lượng kỷ lục. Ông Trump thì nói rằng nước Mỹ sẽ giảm sản lượng một cách tự động vì giá dầu thấp khiến dầu đá phiếu rơi vào tình trạng khó khăn, một tình cảnh đã được Bộ trưởng năng lượng của ông Trump nhắc lại hôm 9/4.

Mỹ cũng hoanh nghênh đề xuất cắt giảm sản lượng của OPEC+ và cho biết họ phát tín hiệu nhấn mạnh rằng các nước xuất khẩu dầu lớn sẽ phản ứng một cách có trật tự đối với diễn biến thị trường, vốn rất phức tạp trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay.

Theo dự kiến, OPEC sẽ cắt giảm sản lượng sau 2 tháng, tùy thuộc vào diễn biến của virus corona. Việc giảm 10 triệu thùng/ngày có thể giảm xuống 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 và giảm 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022. Ả rập Xê út sẽ cắt giảm để duy trì sản lượng 11 triệu thùng/ngày. Nga cũng duy trì khả năng xuất khẩu của mình ở mức tương tự.

Cuộc chiến giá dầu bùng lên vào tháng 3 sau khi các cuộc đàm phán của OPEC+ sụp đổ trong việc đưa ra một thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới. Kéo dài đúng 31 ngày, cuộc chiến giá dầu lần này ngắn hơn rất nhiều so với các sự kiện tương tự năm 1986, 1998 và 2016. Tuy nhiên, nó cũng có những nạn nhân.

Các doanh nghiệp dầu đá phiến của Mỹ phải áp dụng những chính sách khắc khổ như cắt giảm chi tiêu, sa thải công nhân và hủy bỏ dự án để chống lại việc giá dầu giảm thảm hại. Các quốc gia giàu dầu mỏ thì phải tìm tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới để tìm kiếm sự giúp đỡ khi giá dầu quá thấp.

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 bùng lên lại khiến nhu cầu với dầu tụt xuống mức thấp kỷ lục. Việc các quốc gia dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh và phong tỏa các thành phố, thậm chí là cả đất nước khiến nhu cầu với loại nhiên liệu này sụt giảm nghiêm trọng.

Tham khảo: Bloomberg

Mexico thoát khỏi cuộc đàm phán trực tuyến của OPEC+, thỏa thuận dầu mỏ Nga - Ả rập Xê út bị đe dọa - Ảnh 2.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
5 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
6 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
7 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
7 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
7 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.