Miền Bắc sẵn sàng đón nước từ hồ thuỷ điện về đồng ruộng

12/01/2018 07:49
Những ngày này, các tỉnh miền Bắc đang tất bật chuẩn bị mọi công tác để sẵn sàng đón nước từ hồ thủy điện về đồng ruộng. Trao đổi với NTNN, ông Trần Xuân Định (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết nguồn nước năm nay rất dồi dào, việc lấy nước đổ ải sẽ thuận lợi, tiết kiệm hơn so với mọi năm.

mien bac san sang don nuoc tu ho thuy dien ve dong ruong hinh anh 1

Ông Trần Xuân Định  – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT)

Chỉ còn 4 ngày nữa là các tỉnh miền Bắc đón đợt xả nước đổ ải đầu tiên cho vụ đông xuân 2018. Qua nắm bắt của ông, đến nay các tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng hay chưa?

- Chúng tôi vừa đi khảo sát ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và nhận thấy các tỉnh  đã chuẩn bị sẵn sàng phương án lấy nước. Ở một số vùng trũng, nhiều thửa ruộng nông dân đã cày xong và đang mênh mông nước như huyện Duy Tiên, Bình Lục (Hà Nam), dù chưa xả hồ Hòa Bình. Đây chủ yếu là nước mưa và nước từ các vùng cao dồn về. Nhìn chung, tại các chân ruộng ở vùng chuyên canh lúa, nông dân đã cày xong, bờ vùng bờ thửa, mương máng cũng đã được dọn sạch cỏ dại, bùn đất, chỉ cần chờ nước về.

mien bac san sang don nuoc tu ho thuy dien ve dong ruong hinh anh 2

Các hồ thủy lợi đã sẵn sàng mọi công tác để chuẩn bị xả nước đổ ải vụ đông xuân 2018. Ảnh: EVN 

"Trước đây việc đổ ải thường gặp khó khăn, tốn nhiều nước vì diện tích lúa dài ngày còn nhiều. Nhưng nay, chủ trương của Bộ NNPTNT là tăng cường các giống ngắn ngày, lịch thời vụ các địa phương cùng thống nhất, nên các địa phương cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ để có kế hoạch lấy nước, tích nước phù hợp”.

Ông Trần Xuân Định

Theo kế hoạch đã thống nhất giữa Bộ NNPTNT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm nay vụ đông xuân sẽ có 3 đợt xả nước, tổng cộng 18 ngày. Mới đây, Tổng cục Thủy lợi cũng đã tổ chức một số đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Theo đó, ngày 16.1 sẽ bắt đầu mở một số cửa xả của hồ thủy điện Hòa Bình và một số hồ thủy lợi. Mục tiêu đợt xả đầu tiên chủ yếu phục vụ các tỉnh cuối nguồn và công tác thau chua, rửa mặn, khơi thông các lòng sông, kênh mương.

Chủ lực mới là đợt lấy nước thứ 2, từ 28.1 – 4.2. Tổng diện tích cần lấy nước đổ ải trên 600.000ha.

Việc lấy nước ở các địa phương năm nay có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

- Công tác lấy nước 2-3 năm gần đây rất thuận lợi, bởi cứ khi chuẩn bị lấy nước đổ ải thì trời có mưa. Do nước mưa đã ngấm vào đất, ruộng đã đủ ẩm nên chúng ta sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nước ban đầu. Vì vậy, có thể năm nay sẽ điều tiết, cắt giảm bớt số ngày xả nước. Tuy nhiên việc này cũng cần điều hành linh động, hiệu quả. Khảo sát trên các hồ thủy điện và hồ thủy lợi cho thấy, về nguồn nước năm nay rất dồi dào và thuận tiện.

Những năm trước đây, một số địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc thường có “truyền thống” lấy nước muộn, cứ đến chân mới nhảy và được biết, năm nay Hà Nội lại “xin” xả thêm 1 đợt thứ 4 (sau Tết Nguyên đán). Vậy ông có thể cho biết kế hoạch của Bộ đối với các địa phương này?

- Hà Nội có đề xuất xả thêm 1 đợt sau Tết Nguyên đán, nhưng diện tích lấy nước muộn của Hà Nội không phải là toàn thành phố, mà chủ yếu ở một số huyện phía tây như Quốc Oai, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây... Do đó, nếu chỉ xả 1 đợt để phục vụ cho Hà Nội thì rất lãng phí. Bộ NNPTNT, Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt đã có ý kiến với EVN để nếu trong trường hợp không xả thì có thể bố trí cho những công ty thủy nông đang gặp khó khăn bơm nước lên bằng động lực, bơm truyền từ thấp lên cao từ sông Hồng.

Thực tế là ở những vùng như Quốc Oai, Ba Vì, Phúc Thọ…, lâu nay thường lấy nước trực tiếp từ sông Hồng. Nếu mực nước sông Hồng bị xuống thấp thì máy bơm sẽ bị “treo giỏ”, không hoạt động được. Vì vậy phải có phương án bơm truyền qua 2 nấc bơm, dẫn đến tốn kém. Đây cũng là lý do Hà Nội đề xuất thêm đợt xả thứ 4. Qua tính toán cho thấy, nếu EVN hỗ trợ kinh phí để thực hiện bơm truyền thì sẽ bớt tốn kém, lãng phí hơn so với xả thêm đợt nữa, do đó Bộ NNPTNT đã đề xuất EVN hỗ trợ.

Đến nay hệ thống kênh mương ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã được đầu tư khá kiên cố. Điều này có góp phần tiết kiệm lượng nước cần xả không?

- Thực tế cho thấy hệ thống kênh mương ở các tỉnh lấy nước tự chảy, bơm động lực đều đã rất sẵn sàng. Trước khi triển khai kế hoạch lấy nước vụ đông xuân 2018, các địa phương đều đã có kế hoạch nạo vét kênh mương, sửa lại các đầu kênh cấp 2, cấp 3, chỉnh trang đồng ruộng, hệ thống máy móc…

Chỉ có một số khu vực bị lấy đất làm khu công nghiệp, quy hoạch làm giao thông, đồng ruộng bị chia cắt, phá vỡ thì việc lấy nước mới bị khó khăn hơn, ví dụ như một số địa phương của Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên... Tuy nhiên, họ cũng đã có phương án khắc phục bằng cách bơm truyền, đầu tư cải tạo sửa chữa một số trạm bơm, đưa công nghệ bơm đẩy vào và hạ các giỏ bơm bằng với mực nước sông để bơm nước lên ruộng.

Những năm gần đây, việc  bê tông hóa hệ thống kênh mương đã được nhiều địa phương quan tâm, nước không bị ngấm nhiều xuống đất như trước nên chúng ta cũng đã tiết kiệm được một lượng nước không nhỏ.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

12.090.046 VNĐ / tấn

21.58 UScents / lb

0.94 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

233.665.179 VNĐ / tấn

9,195.00 USD / mt

6.49 %

+ 560.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.322.207 VNĐ / tấn

298.66 UScents / lb

1.25 %

+ 3.68

Gạo

RICE

17.437 VNĐ / tấn

15.08 USD / CWT

0.58 %

- 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.140.644 VNĐ / tấn

978.93 UScents / bu

0.12 %

+ 1.18

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.147.336 VNĐ / tấn

290.85 USD / ust

0.50 %

+ 1.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
14 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
14 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
16 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
17 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.