Miệng tư vấn, tay dúi ký, ngân hàng thu nghìn tỷ từ bán bảo hiểmicon

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều lãi lớn, trong đó có đóng góp quan trọng từ bán chéo bảo hiểm. Khi ngân hàng và bảo hiểm vui mừng, thì với nhiều khách hàng chẳng dễ chịu tý nào.

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều lãi lớn, trong đó có đóng góp quan trọng từ bán chéo bảo hiểm. Khi ngân hàng và bảo hiểm vui mừng, thì với nhiều khách hàng chẳng dễ chịu tý nào.

 

Thu ngàn tỷ từ bán bảo hiểm

Một khảo sát mới đây của Vietnam Report với 20 doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, doanh thu phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tăng trưởng mạnh và tiến lên bằng doanh thu từ kênh đại lý. Điều này chứng tỏ phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đem lại lợi ích lớn cho cả các doanh nghiệp bảo hiểm và nhiều ngân hàng thương mại.

Nhóm các ngân hàng thương mại phân phối bảo hiểm phát triển mạnh như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Á châu (ACB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB), Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)... đều cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021 đã thu về khoản lớn từ hoa hồng và phí phân phối bảo hiểm.

Miệng tư vấn, tay dúi ký, ngân hàng thu nghìn tỷ từ bán bảo hiểm
Ngân hàng lời lớn nhờ bán bảo hiểm

Cụ thể, báo cáo 6 tháng đầu năm nay của SCB cho thấy, trong tổng số hơn 1.300 tỷ đồng thu nhập từ dịch vụ thì doanh số bảo hiểm đã gần 1.000 tỷ đồng. MSB trong hai quý đầu năm tăng thêm 500 tỷ đồng từ phí trả trước của Prudential.

HDBank tiết lộ trong năm nay, doanh thu phí từ bảo hiểm sẽ đạt khoảng 1.000 tỷ đồng và là một trong những trụ cột trong mảng dịch vụ, đóng góp lớn vào lợi nhuận của ngân hàng cả năm.

Còn với Vietcombank thì có hợp đồng hơn 1 tỷ USD với hãng bảo hiểm FWD, ước tính trong năm nay và các năm sau, khoản hoa hồng từ bán bảo hiểm sẽ đóng góp tích cực vào lợi nhuận của ngân hàng này. 

Còn tại Techcombank vừa ngân hàng này đã gia hạn hợp đồng 15 năm với Manulife Việt Nam và dự kiến thu về một khoản phí khoảng 6.900 tỷ đồng.

Với lợi nhuận như thế,  thời gian qua các sản phẩm bảo hiểm đã hiện diện trên các quầy giao dịch các kênh bán hàng của ngân hàng ngày càng nhiều. Và hệ quả là nhiều khách hàng vay vốn tại các ngân hàng thương mại đã phàn nàn về việc bị các nhân viên tín dụng ép mua bảo hiểm nhân thọ, không thì sẽ bị nhiều phát sinh không mong muốn, mặc dù đáp ứng đầy đủ điều kiện vay. 

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế tại TP.HCM cho biết, khi vay vốn tại ngân hàng TMCP để đầu tư mở rộng sản xuất phải chấp nhận mua bảo hiểm nhân thọ theo “lời mời” của nhân viên tín dụng ngân hàng này. Dù không ép nhưng khi mời mà không mua, thậm chí mua gói giá trị thấp, thì hồ sơ chưa chắc đã được duyệt. Nếu khách hàng có khoản vay của 2 hoặc 3 ngân hàng trong thời điểm này, khó tránh khỏi phải mua 2-3 gói bảo hiểm nhân thọ mới được vay vốn.

Không chỉ khách hàng doanh nghiệp mà khách hàng cá nhân cũng tương tự. Anh Nguyễn Trung Hải ở Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ có nhu cầu vay khoản vốn 500 triệu đồng từ một ngân hàng TMCP đã phải mua gói bảo hiểm nhân thọ 18 triệu đồng/năm. Không muốn mua, nhưng nhân viên tín dụng nói, thủ tục vay vốn đã xong, chỉ chờ ký hợp đồng bảo hiểm sẽ giải ngân, thế là hiểu và đành chấp nhận.

Chỉ tư vấn nhưng cứ như ép ký

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã có văn bản, cấm các ngân hàng thương mại ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm. Ngay cả các ngân hàng thương mại cũng công khai tuyên bố không bắt buộc khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, "thử không mua bảo hiểm xem có vay được vốn hay không. Phải có đi có lại với nhân viên trực tiếp mới dễ", một khách hàng than thở.

Miệng tư vấn, tay dúi ký, ngân hàng thu nghìn tỷ từ bán bảo hiểm
Các DN, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng đều được gợi ý về việc mua bảo hiểm nhân thọ (ảnh minh họa)

Nhân viên của một ngân hàng thương mại cho hay, vì đã ký hợp đồng phân phối bảo hiểm trị giá cả nghìn tỷ đồng với các công ty bảo hiểm nên “bên trên” cứ giao chỉ tiêu xuống. Nếu không hoàn thành, sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng thi đua cuối năm, lương thưởng giảm thì vẫn phải tìm cách để bán đủ.

Nhu cầu vay vốn của khách hàng cao, trong khi hạn mức tăng trưởng tín dụng có hạn, vì vậy một số ngân hàng đã đưa thêm tiêu chí mua bảo hiểm vào chấm điểm tín dụng. Hồ sơ nào đủ yêu cầu, lại đồng ý mua bảo hiểm nhân thọ thì sẽ được chấm điểm xét duyệt cao, nhân viên này tiết lộ.

Chính vì trong hợp đồng ký kết với công ty bảo hiểm có những ràng buộc về chỉ tiêu khiến các ngân hàng miệng thì nói không, nhưng hành động thực tế thì ngược lại. Tuy nhiên, trong các báo cáo của mình, các ngân hàng lại "có lý" khi nói rằng, dịch Covid-19 bùng phát đã làm tăng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân. Việc gia tăng mua bảo hiểm lồng ghép vào các sản phẩm dịch vụ tài chính là do niềm tin của khách hàng vào ngân hàng?!

Thực tế cho thấy, giá trị các hợp đồng phân phối bảo hiểm qua ngân hàng ngày càng tăng cao. Nếu những năm trước, giá trị hợp đồng phân phối độc quyền qua ngân hàng chỉ trên dưới 150 triệu USD cho 15 năm, thì nay có những giá trị hợp đồng tới cả tỷ USD. Xu hướng phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng còn tiếp tục tăng. Hiện các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm đều kỳ vọng vào sự tăng trưởng này.

Các dự báo cho thấy ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm bắt tay chắc chắn sẽ thu “lợi nhuận khủng”. Thời gian tới, sẽ có những ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm bứt phá về kinh doanh. Nhưng với nhiều khách hàng thì chuyện này chẳng dễ chịu tý nào.

Trần Thủy

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.