Miliket: Vẫn phương châm "sống ổn" với tăng trưởng doanh số duy trì mức 4%, song lợi nhuận đã bắt đầu sụt giảm lần đầu từ lúc chào sàn

05/04/2020 09:15
Mặc dù vẫn có thể gọi là ‘sống ổn’ với thương hiệu lâu năm, tình hình tài chính không áp lực đòn bẩy, không mục tiêu mở rộng, không gánh nặng đầu tư mới… Miliket có thể sẽ ngày càng bị lãng quên trong thị trường ngày càng sôi động, cạnh tranh. Bằng chứng lợi nhuận Công ty đang có dấu hiệu suy giảm lần đầu kể từ thời điểm chào sàn, mức tăng trưởng doanh thu cũng chậm lại.

CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (CMN) vừa công bố BCTC năm 2019, doanh thu vẫn tăng trưởng, ngược lại lợi nhuận suy giảm so với 2018 – đây cũng là năm đầu tiên Miliket đi lùi kể từ lúc chào sàn vào năm 2016.

Chi tiết, Miliket đạt ghi nhận 625 tỷ doanh thu, tăng nhẹ 4% so với năm 2018. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp Công ty thu về hơn 150 tỷ đồng, nhích nhẹ so với con số cùng kỳ là 146,5 tỷ; tỷ suất lợi nhuận gộp gần như đi ngang quanh mức 24%.

Công ty tiếp tục không vay nợ, chi phí quản lý tăng, lợi nhuận khác phát sinh ít hơn khiến Miliket chỉ còn lãi trước thuế hơn 31 tỷ (giảm so với năm ngoái), LNST cũng giảm về 25 tỷ. So với kế hoạch 691 tỷ doanh thu và 33 tỷ LNTT, Miliket kết thúc năm 2019 chưa hoàn thành chỉ tiêu, tỷ lệ thực hiện lần được vào mức 90% và 94%.

Về Miliket, được thành lập trước năm 1975, là thương hiệu từng được ưa thích bởi người dân Việt với thị phần những năm đầu sau giải phóng lên đến 90%. Sản phẩm vang bóng và để lại dấu ấn một thời trên thị trường là mì tôm giấy. Đến nay, Miliket mở rộng ngành hàng sang nhiều loại mỳ khác (chua cay…), hủ tiếu gói, phở gói, cháo gói, gia vị…

Tuy nhiên, những năm gần đây với sự trỗi dậy của những thương hiệu lớn, cùng sự xâm nhập của các doanh nghiệp ngoại, Miliket bị bỏ lại sau cuộc chơi truyền thông. Mặc dù bản cân đối tài chính khá an toàn, với lượng dư tiền dồi dào (luôn chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng tài sản), Miliket vẫn nói không với việc chi quảng cáo; mục tiêu kinh doanh Công ty theo đó là "ổn định các chỉ tiêu về doanh số, sản lượng".

Đến nay, không có số liệu thống kê thị phần chính xác của thương hiệu Miliket, tình hình kinh doanh giai đoạn 2010-2016 cũng liên tục sụt giảm. Năm 2016 sau khi lên sàn, tình hình kinh doanh có sự tăng trưởng nhẹ trở lại.

Các kênh phân phối Miliket gồm hệ thống đại lý, tiểu thương chợ, các siêu thị Co.op Mart, Vinmart, Lotte, Metro... Nhìn chung, sản phẩm mì Miliket được bắt gặp nhiều nhất đến nay tại các hàng quán lẩu. Công ty cũng phân phối ra nước ngoài gồm Mỹ, Nhật, Hàn, ASEAN…

Miliket: Vẫn phương châm sống ổn với tăng trưởng doanh số duy trì mức 4%, song lợi nhuận đã bắt đầu sụt giảm lần đầu từ lúc chào sàn - Ảnh 1.

Mặc dù vẫn có thể gọi là ‘sống ổn’ với thương hiệu lâu năm, tình hình tài chính không áp lực đòn bẩy, không mục tiêu mở rộng, không gánh nặng đầu tư mới… Miliket có thể sẽ ngày càng bị lãng quên trong thị trường ngày càng sôi động, cạnh tranh. Bằng chứng lợi nhuận Công ty đang có dấu hiệu suy giảm lần đầu kể từ thời điểm chào sàn, mức tăng trưởng doanh thu cũng chậm lại.

Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản Công ty đạt 244 tỷ đồng, trong đó tiền tương đương tiền và khoản tiền gửi đầu tư ngắn hạn chiếm hơn 72% với 176 tỷ đồng. Công ty hiện không có vay ngân hàng, vốn chủ vào mức 141 tỷ - gồm 25 tỷ lợi nhuận giữ lại, quỹ đầu tư phát triển hơn 13 tỷ và vốn khác hơn 54 tỷ đồng.

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
8 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
8 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
8 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
7 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
5 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.