Mirae Asset: Loạt yếu tố khiến rủi ro lạm phát có thể gia tăng trong năm 2022

09/12/2021 08:23
Rủi ro lạm phát có thể gia tăng do một số yếu tố như tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ, các gói hỗ trợ lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 và giá hàng hóa gia tăng.

Vừa qua, phòng phân tích của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) mới đây đã phát hành báo cáo chiến lược "Triển vọng 2022: Nắm bắt cơ hội". Theo đó, báo cáo cho hay, tốc độ mở cửa nền kinh tế và trở lại trạng thái bình thường mới phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêm vaccine COVID-19 và khả năng thích ứng an toàn với dịch. MASVN cho rằng, tỷ lệ tiêm vaccine tại Việt Nam có thể đạt trên 70% vào đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.

Mirae Asset: Loạt yếu tố khiến rủi ro lạm phát có thể gia tăng trong năm 2022 - Ảnh 1.

Nguồn: : Phòng phân tích Mirae Asset Việt Nam tổng hợp

MASVN dự báo, GDP Việt Nam đạt tăng trưởng 4% trong quý IV và 2,3% trong năm 2021, trong kịch bản nền kinh tế dần tăng tốc vào giữa tháng 10, nhờ vào đầu tư công và dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng chính và được đẩy mạnh khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Mirae Asset: Loạt yếu tố khiến rủi ro lạm phát có thể gia tăng trong năm 2022 - Ảnh 2.

Báo cáo ước tính, năm 2022, khi tỷ lệ tiêm vaccine kỳ vọng đạt mức trên 70%, cùng với kinh nghiệm "sống chung với COVID" của các tháng trước đó, GDP 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7-6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công.

Các động lực tăng trưởng chính bao gồm: Dòng vốn FDI kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu; Đầu tư công được đẩy mạnh; Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.

Phòng phân tích của MASVN cũng chỉ ra 3 rủi ro chính cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Cụ thể, số ca nhiễm có thể tăng khi Việt Nam mở cửa kinh tế trở lại và sự phát triển các biến chủng COVID-19 mới trên phạm vi toàn cầu; việc triển khai vaccine của Việt Nam chậm hơn kỳ vọng; lĩnh vực dịch vụ du lịch, hàng không hồi phục chậm sẽ kéo đà tăng trưởng của tiêu dùng.

Mirae Asset: Loạt yếu tố khiến rủi ro lạm phát có thể gia tăng trong năm 2022 - Ảnh 3.

MASVN ước tính, mức lạm phát trong năm 2021 đạt trong khoảng 2%−2,2%, nhờ vào các yếu tố: Nhu cầu chi tiêu tăng vào các dịp lễ và trong bối cảnh dần nới lỏng giãn cách xã hội sẽ góp phần gia tăng chỉ số giá trong tháng 12; Chính sách đảm bảo cân đối cung cầu và ổn định thị trường giúp bù đắp rủi ro lạm phát do giá hàng hóa cơ bản phục hồi; Nhu cầu về văn hóa, giải trí, du lịch giảm phần nào giúp kiềm chế lạm phát.

Còn trong năm 2022, lạm phát được kỳ vọng vẫn được kiểm soát ổn định dưới mức 4%, lạm phát bình quân 3,8%.

Song, báo cáo nhấn mạnh, rủi ro lạm phát có thể gia tăng do một số yếu tố như tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ, các gói hỗ trợ lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 và giá hàng hóa gia tăng.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, các nhà máy, các doanh nghiệp kỳ vọng quay trở lại hoạt động toàn công suất và đẩy mạnh sản xuất, khi nhu cả nhu cầu nội địa và các thị trường xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trở lại.

Tuy nhiên, rủi ro chính của sản xuất công nghiệp trong năm 2022 là khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và thiếu hụt nguồn lao động nếu dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.