Mít Thái rớt giá thảm, dân trắng tay: Nỗi niềm muôn thuởicon

Nếu đầu năm 1 tấn mít thái bán ra được 20-30 triệu thì hiện tại, cùng 1 tấn, người nông dân chỉ thu về 2-3 triệu.

Nếu đầu năm 1 tấn mít thái bán ra được 20-30 triệu thì hiện tại, cùng 1 tấn, người nông dân chỉ thu về 2-3 triệu.

 

Giá mít rớt thê thảm

Nhiều chủ vừa mít Thái ở Tiền Giang đang khóc dở trước tình trạng giá mít rớt thê thảm.

Mít hàng chợ hiện chỉ còn 500 đồng/kg, mít kem là 2.000-3.000 đồng/kg, mít loại nhất, nhì và ba có giá lần lượt là 10.000 đồng/kg, 7.000 đồng/kg và 5.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, khi phân loại có đến 80-90% được xếp vào loại mít kem và hàng chợ, tức có giá chỉ 2.000-3.000 đồng/kg và 500 đồng/kg.

Mít Thái rớt giá thảm, dân trắng tay: Nỗi niềm muôn thuở
Giá mít Thái giảm tới 10 lần so với thời điểm đầu năm. 

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ một vựa thu mua mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, vào thời điểm tháng 2 năm nay, khi mít Thái được giá, 1 tấn mít bán ra, nông dân có thể thu vào 20-30 triệu đồng. Thế nhưng, hiện nay mỗi tấn mít bán ra chỉ được 2-3 triệu đồng, tức chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước đó.

Trong khi đó, TBKTSG dẫn lời ông Trần Văn Dũng, nông dân trồng mít ngụ xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, với giá mít như hiện nay, nông dân trồng loại cây ăn trái này hoàn toàn không có lãi.

Nếu tính đủ tiền phân bón, chăm sóc thì với mức giá đang bán ra không đủ để bù chi.

Chỉ ra nguyên nhân giá mít giảm, ông Dũng cho hay một phần do nguồn cung trong nước rất nhiều, thêm với tình hình dịch bệnh, việc xuất khẩu mít sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Nhiều nông sản chung số phận

Chung số phận với mít Thái, nhiều loại nông sản khác như: xoài Úc, bơ, dứa, dưa, các loại rau củ quả cũng trong tình trạng chín đỏ, rụng đầy gốc không có người mua hoặc bán cũng rẻ như cho.

Bà Nguyễn Thị Yến - chủ vựa xoài tại Cam Lâm cho biết, mọi năm cơ sở tiêu thụ khoảng 5 - 6 tấn/ngày cho thị trường phía bắc và Trung Quốc, hiện nay giảm chỉ bằng 1/10.

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cam Lâm bán cả tấn xoài cũng chỉ được 3 triệu. Nhưng cũng chỉ những trái xoài Úc to, chín đỏ, đều, vỏ không tì vết mới được thương lái mua với giá 15.000 đồng/kg.

Còn xoài tây (canh nông) thu mua loại 1 giá 8.000 đồng/kg, loại 2 là 4.000 đồng/kg; các loại xoài khác thương lái không mua.

Còn với loại bơ 034 là loại quả dài, cơm vàng béo và dẻo trồng ở Đăk Nông những năm trước, được bán với giá 60.000-80.000 đồng/kg thì năm nay giá chưa được 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Tại Đắk Lắk, những hộ trồng dứa cũng đang than trời vì tình trạng giảm giá nông sản. Theo lời nông dân, nửa tháng trước dứa bán được giá 20.000 đồng/quả, thì bây giờ chỉ còn được 10.000 – 12.000 đồng/quả. Thương lái thu mua còn nói sẽ giảm xuống nữa khi bà con thu hoạch nhiều.

Trong khi đó, dưa hấu ở Thanh Hóa cũng chỉ bán được với giá từ 3.500-3.800 đồng/kg.

Không chỉ hoa quả, các loại rau, củ cũng rơi vào tình trạng bán rẻ như cho.

Trên địa bàn tỉnh huyện Nam Đàn, Nghệ An, ngoài dưa hấu giá các loại rau, củ như: Mướp đắng, mướp hương, dưa chuột, bí xanh... cũng rớt giá thê thảm.

Toàn xã có hơn 150ha trồng bí, mướp đắng, mướp ngọt, cà xanh; sản lượng ước tính lên đến vài trăm tấn. Nếu như năm ngoái, mướp đắng được bán với giá 12.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 2.000 đồng/kg; mướp ngọt 4.000 – 6.000 đồng/kg (giảm một nửa so với năm ngoái), nhất là bí xanh, giá “chạm đáy” chỉ còn 2.000 đồng/kg (giảm còn 1/5 so với mọi năm).

Bao giờ hết điệp khúc "được mùa rớt giá"?

Mặc dù phải thừa nhận giá hoa quả, nông sản bị rớt giá thê giam thời gian này một phần do tác động từ dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, nỗi lo triền miên "được mùa rớt giá" đã tồn tại từ nhiều năm nay, các chuyên gia đã cảnh báo nhưng tới nay vẫn chưa tìm được giải pháp căn cơ.

Từng có nhiều nhận định cho rằng, hiện tượng nông sản rớt giá là do việc tổ chức sản xuất thiếu đồng bộ, trong liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền hiện nay còn yếu và đặc biệt sự hạn chế, yếu kém trong phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, muốn chấm dứt hiện tượng trên nhất thiết phải tổ chức được các vùng quy hoạch riêng biệt, không để xảy ra tình trạng chồng chéo trong sản xuất mà dẫn tới dư thừa, cạnh tranh lần nhau; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến, nghiên cứu thị trường.

"Ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới cần phát triển theo hướng chuyển từ tăng số lượng sang tăng chất lượng, đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng thương hiệu... đi kèm có cơ chế chính sách hỗ trợ HTX trong phát triển sản xuất. Làm được như vậy sẽ chấm dứt tình trạng "được mùa mất giá" và người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình", ông Nguyễn Ngọc Hòa nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM nhận định.

(Theo Đất Việt)

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
42 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
33 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
21 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.905 VNĐ / tấn

984.75 UScents / bu

0.72 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.189.661 VNĐ / tấn

292.30 USD / ust

1.00 %

+ 2.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
1 ngày trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
1 ngày trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.