Mở cửa du lịch: Các bộ ngành, nghìn doanh nghiệp chỉ chờ Bộ Y tếicon

Việt Nam chính thức mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3 trong điều kiện bình thường mới, cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không; tại tất cả cửa khẩu. Tuy nhiên, phương án cuối cùng vẫn đang chờ Bộ Y tế.

Việt Nam chính thức mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3 trong điều kiện bình thường mới, cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không; tại tất cả cửa khẩu. Tuy nhiên, phương án cuối cùng vẫn đang chờ Bộ Y tế.

 

Đã có phương án nhưng vẫn phải chờ Bộ Y tế

Tại cuộc họp báo chiều 15/3, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho hay, sau khi triển khai thí điểm đón khách quốc tế, Việt Nam đã đón 49.200 lượt khách nước ngoài trong tháng 2/2022, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021.

"Ngành du lịch tuy bị bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh nhưng sẽ phục hồi nhanh chóng nếu có những giải pháp phù hợp, hiệu quả", ông nhấn mạnh.

Vì thế, Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3, được Bộ VH-TT&DL chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, chiều 15/3 đã được công bố, dựa trên Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Mở cửa du lịch: Các bộ ngành, nghìn doanh nghiệp chỉ chờ Bộ Y tế
Ông Nguyễn Trùng Khánh: Việt Nam công bố mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch, cả nội địa và quốc tế (ảnh Hồng Hạnh)

Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), việc mở cửa lại được áp dụng cho toàn bộ hoạt động du lịch quốc tế (inbound và outbound) tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh, y tế và các quy định liên quan của Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ, thông qua đường không, đường bộ, đường biển, đường sắt đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch.

Phương án này áp dụng đối với mọi đối tượng khách du lịch, đặc biệt là tất cả các thị trường khách du lịch quốc tế đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và an toàn y tế đều có thể tới Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, phương án này vẫn đang chờ văn bản cuối cùng từ Bộ Y tế về hướng dẫn quy định nhập cảnh. Sáng 15/3, Bộ Y tế đã có văn bản xin ý kiến các đơn vị liên quan, với các quy định trong dự thảo theo ông Khánh là khá phù hợp với việc thu hút mở cửa đón khách du lịch.

"Chúng tôi chia sẻ với những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, việc thận trọng của ngành Y tế là cần thiết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bối cảnh và điều kiện đã thay đổi rất nhiều, Bộ Y tế cần xem xét ban hành những quy định phù hợp với người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có khách du lịch", ông Nguyễn Trùng Khánh góp ý.

Từ đó, Bộ VH-TT&DL mới sớm công bố Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch cuối cùng một cách chi tiết, đầy đủ trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành - ông Khánh cho hay. Hiện, các vấn đề cần được chú trọng khi mở cửa là: đảm bảo an toàn, hàng không (tăng tần suất chuyến bay, mở lại đường bay mới, công nhận hộ chiếu vắc xin) và cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời với DN và lao động trong ngành. 

Tham vọng 5 triệu khách quốc tế: Cần có lộ trình

Với việc mở cửa lại hoạt động du lịch, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút trên 5 triệu lượt khách quốc tế, 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Trả lời câu hỏi liệu mục tiêu 5 triệu khách quốc tế có khả thi trong bối cảnh nhiều thị trường trọng điểm đang gặp nhiều bất lợi, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, Bộ VH-TT&DL đã tham mưu trình Chính phủ Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2022-2026, có chia ra các lộ trình.

Mở cửa du lịch: Các bộ ngành, nghìn doanh nghiệp chỉ chờ Bộ Y tế
Việt Nam kỳ vọng đón 5 triệu khách quốc tế trong năm 2022

Trong đó, 2022-2023 là giai đoạn phục hồi cần nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, bộ ngành. Mục tiêu là đến hết năm 2023, du lịch Việt Nam sẽ phục hồi 40-50% so với trước dịch (năm 2019, với 18 triệu lượt khách quốc tế) tương đương con số 8-9 triệu khách. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thừa nhận khó đón khách ồ ạt, song đây là một mục tiêu tham vọng.

Ông lý giải, đó là bởi thị trường chính của du lịch Việt Nam như Đông Bắc Á khó khăn, như Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách zero Covid, chưa đón khách; Nhật Bản và Hàn Quốc còn những rào cản, nhưng các quốc gia này bắt đầu có chính sách thuận lợi hơn cho khách quốc tế đến và người dân đi du lịch.

Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đã mở lại với thị trường Singapore, Đài Loan,... nên triển vọng đón được một lượng khách. Với thị trường Nga, ông Khánh đánh giá lượng khách sẽ bị ảnh hưởng nhất định nhưng chưa phải là lớn, nhưng bù lại là khách đến từ Ubekistane, Kazakhstan,... khi chúng ta công bố chính thức sẽ đón khách trở lại, vì người dân các nước này đi du lịch về không phải cách ly, lại đang bước vào mùa du lịch.

Với thị trường Úc, New Zealand, chính sách thu hút khách của các thị trường này cũng bắt đầu nới lỏng. Trong khi đó, 5 nước Tây Âu chúng ta vừa khôi phục chính sách visa, hàng không tích cực xúc tiến đường bay, điển hình như Bamboo Airways mở đường bay từ Việt Nam sang Đức, ngày 28/3 tới sang London,... kết hợp xúc tiến quảng bá, thu hút khách từ thị trường này.

Do đó, vị tư lệnh ngành Du lịch nhận định: Con số 5 triệu khách quốc tế đến Việt Nam có khả năng đạt được, nhưng là tương đối tham vọng, cần có lộ trình đón khách chứ không thể ngày một ngày hai.

"Chính vụ khách quốc tế đến Việt Nam từ tháng 9 đến tháng 3-4 năm sau, việc công bố mở cửa bây giờ là để kết nối thị trường, truyền thông mạnh mẽ đến các thị trường. Còn hiện tại chúng ta cố gắng khai thác tối đa thế mạnh du lịch nội địa", ông Khánh nhấn mạnh.

Năm 2021, ngành du lịch Việt Nam đã đón 40 triệu khách du lịch nội địa. Từ cuối tháng 11/2021, triển khai Chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến nay đã đón hơn 10.000 lượt khách. Đặc biệt, với xu hướng phục hồi du lịch, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành du lịch đã đón và phục vụ 6,1 triệu lượt khách, vượt số khách cả tháng 12/2021.

Trong hai tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 17,6 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 41,38 nghìn tỷ đồng, tăng 313% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số đoàn khách Singapore, Malaysia, Hoa Kỳ đã hỏi tour đến Việt Nam nhưng đến tận ngày 15/3 vẫn chưa thể đặt được bởi chưa có kế hoạch cụ thể và các quy định y tế rõ ràng. Thông tin này được ông Trần Thanh Vũ - CEO Vinagroup Travel cho biết.

“Hôm nay, theo đúng kế hoạch là chúng ta mở cửa du lịch nhưng du khách chờ, doanh nghiệp chờ, các hãng hàng không cũng đang chờ", ông Vũ nói.

Còn ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Truyền thông - Marketing của TST Tourist, nhận định, Việt Nam đang trong thời điểm cạnh tranh với các nước trong khu vực về mở cửa quốc tế với chính sách thông thoáng. Nếu giai đoạn hiện nay mà chúng ta càng làm khó thì sẽ khó khăn hơn cho DN thu hút các đoàn khách có kế hoạch đến Việt Nam. Cần tránh sự phân biệt giữa khách quốc tế và khách trong nước.

Ngày 30/3-3/4 tới đây, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức lễ hội khinh khí cầu quốc tế lớn nhất từ trước tới nay với đại diện từ khoảng 20 quốc gia tham dự. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện năm du lịch Tuyên Quang 2022.

Chỉ còn 15 ngày nữa là tới chính hội, nếu chưa có chính sách mở cửa nhất quán thì lượng khách đến tham dự sự kiện quốc tế này không thể được như kỳ vọng của ban tổ chức. Như vậy, các hoạt động đặc sắc của lễ hội sẽ trông chờ vào khách nội địa.

Về phía DN hàng không, Phó TGĐ Vietjet - ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết, Vietjet sẽ khai thác lại tất cả đường bay trong nước vào tháng 5 và đối với đường bay quốc tế là tháng 6. Theo ông Sơn, để phục hồi du lịch trong thời gian ngắn nhất, đơn vị hàng không cũng như lữ hành cần bắt tay nhau để thực hiện các chương trình. Cần có điều kiện và mức giá tốt để kéo khách hàng quay trở lại. Khi khách quay trở lại thì họ mới trải nghiệm lại được dịch vụ du lịch. Nếu còn tâm lý do dự thì rất khó để phục hồi, phát triển du lịch dài hơi.

Trước đó, đại diện Vietnam Airlines cũng thông tin, nhằm kích cầu du lịch, hãng sẽ đưa ra mức giá thấp hơn nữa để đảm bảo trong giai đoạn đầu phục hồi có thể kéo khách trở lại Việt Nam.

Trần Chung

Ngọc Hà 

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
6 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
7 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
7 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
12 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.