Mô hình “trăm năm” của siêu cường Đức mạnh đến mức nào mà bất bại trước Covid-19, Trung Quốc còn nhăm nhe “sao chép” để trở thành số 1 về công nghiệp?

06/03/2022 09:30
Kể từ khi Đức, siêu cường kinh tế của châu Âu, chịu ảnh hưởng chưa từng có bởi Covid-19 , sự chú ý đổ dồn vào các doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ của họ, được gọi với cái tên “mittelstand”. Các mittelstand này được coi là xương sống của nền kinh tế Đức, họ chiếm hơn một nửa GDP và sử dụng tới khoảng 60% lao động của quốc gia này.

Mittelstand là các doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thường không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và do đó không phải chịu áp lực ngắn hạn giống như các công ty niêm yết. Không giống như các doanh nghiệp ở Mỹ, các Mittelstand này được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Các mittelstand tập trung cao độ vào mong muốn của khách hàng toàn cầu. Các công ty này đều có chung quan điểm: "Chúng tôi không cố gắng trở thành công ty lớn nhất. Chúng tôi muốn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình cam kết lâu dài với lĩnh vực này".

Cả thế giới biết rằng hàng gia dụng Đức là tốt nhất, nhưng hiếm ai nhớ được tên của thương hiệu sản xuất ốc vít, hay keo dính cho nồi cơm hay lò nướng. Bởi lẽ, các công ty mittelstand phấn đấu với một mục đích duy nhất: đi đầu về công nghệ trong lĩnh vực của họ.

Nhiều người Đức tin rằng, họ vượt trội hơn so với mô hình công ty "bùng nổ hoặc phá sản" của Mỹ. Thậm chí, mô hình doanh nghiệp này – được khai sinh tại Đức trong thời kỳ hậu Thế chiến II – còn là niềm ghen tị của các đối thủ trong lĩnh vực công nghiệp, như Trung Quốc.

Mô hình “trăm năm” của siêu cường Đức mạnh đến mức nào mà bất bại trước Covid-19, Trung Quốc còn nhăm nhe “sao chép” để trở thành số 1 về công nghiệp? - Ảnh 1.

Ngay cả làn sóng đại dịch Covid-19 còn không thể quật ngã họ.

Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn EY, phần lớn các mittelstand tiếp sức cho nền kinh tế Đức lại ở trong tình trạng tốt một cách đáng ngạc nhiên gần 2 năm sau đại dịch coronavirus.

Theo EY, trong số 800 công ty mittelstand của Đức được thăm dò ý kiến, 91% cho biết tình hình kinh doanh của họ là tốt hoặc khá tốt, trong khi chỉ 9% đánh giá là tình hình kinh doanh xấu hoặc có triển vọng xấu. Tích cực nhất là các công ty trong lĩnh vực hóa chất, dược phẩm, xây dựng và máy móc, trong khi lĩnh vực ô tô có triển vọng tiêu cực nhất.

Ngân hàng Commerzbank, người cho vay lớn nhất đối với các công ty mittelstand, cũng nói với Reuters rằng số lượng các công ty được đưa vào diện "chăm sóc đặc biệt" thấp hơn nhiều mức họ lo ngại và khách hàng của họ cũng chẳng vội vàng trong việc nâng hạn mức tín dụng.

"Do phần lớn các doanh nghiệp này vẫn thuộc sở hữu gia đình, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, nên tạo ra một bước đệm tốt cho những thời điểm khó khăn", Niko Mohr, Giám đốc tại McKinsey, một chuyên gia về mittelstand, cho biết.

Stihl, một doanh nghiệp gia đinh sản xuất máy cưa xích được thành lập vào năm 1926, đã quyết định không trở thành "con tin" của các ngân hàng từ vài thập kỷ trước. Họ đã tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên 70%, để đảm bảo họ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh độc lập với bất kỳ người cho vay nào có tư duy ngắn hạn – điều mà các mittelstand cho là tối kỵ.

Các mittelstand tin rằng lợi nhuận ngắn hạn không phải là tất cả. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ có một số rất ít mittelstand được niêm yết trên sàn chứng khoán. Họ thường duy trì tối đa cổ phần kiểm soát trong tay gia đình.

Mô hình “trăm năm” của siêu cường Đức mạnh đến mức nào mà bất bại trước Covid-19, Trung Quốc còn nhăm nhe “sao chép” để trở thành số 1 về công nghiệp? - Ảnh 2.

Andreas và Daniel Sennheiser, co-CEO của nhà sản xuất thiết bị âm thanh Sennheiser khẳng định: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao và không lỗ. Một số người có thể nói rằng chúng tôi có ác cảm với rủi ro. Nhưng rủi ro duy nhất đáng để chấp nhận, đối với chúng tôi, là những rủi ro sẽ không gây nguy hiểm cho sự ổn định của công ty. Và chiến lược này đã hoạt động tốt cho chúng tôi trong suốt lịch sử của Sennheiser. Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã tăng trưởng hàng năm và chỉ một lần duy nhất vào năm 2009, chúng tôi chứng kiến sự sụt giảm doanh thu, chỉ 1%".

Đối với các chủ doanh nghiệp gia đình trên toàn nước Đức, còn có một sự thôi thúc mạnh mẽ khác, giúp duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là sau nhiều thế hệ sở hữu. Tại xưởng đúc Rincker - nơi từng đúc ra hơn 30 tấn chuông nhà thờ mỗi năm - Hanns Martin Rincker đang cảm nhận được toàn bộ sức nặng của lịch sử.

Mô hình “trăm năm” của siêu cường Đức mạnh đến mức nào mà bất bại trước Covid-19, Trung Quốc còn nhăm nhe “sao chép” để trở thành số 1 về công nghiệp? - Ảnh 3.

"Tôi không muốn một ngày nào đó, ở thiên đường hay địa ngục, tôi gặp tổ tiên của mình ở đó và nói với họ: 'Cháu đã đóng cửa nó (Rincker - PV)'. Đó không phải là điều tôi sẽ làm. Chúng tôi nhất định sẽ tồn tại".

Mô hình “trăm năm” của siêu cường Đức mạnh đến mức nào mà bất bại trước Covid-19, Trung Quốc còn nhăm nhe “sao chép” để trở thành số 1 về công nghiệp? - Ảnh 4.

Ngày nay, mục tiêu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu đã tiến tới việc vươn lên top 1. Tất nhiên để làm được điều đó, họ phải vượt qua Đức. Một trong số những phương thức được áp dụng, là học tập mô hình đã tạo nên xương sống của ngành công nghiệp Đức.

Để làm nổi bật khoảng cách hiện có giữa Đức và Trung Quốc, gần 60% mittelstand – thường được gọi là "nhà vô địch giấu mặt" của Đức – có hoạt động sản xuất ở Trung Quốc. Số lượng nhà máy của Đức tại Trung Quốc là hơn 2.000. Ngược lại, hiện chỉ có 4 nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc, được thành lập ở Đức.

Hermann Simon, người sáng lập Simon-Kucher & Partners, một chuyên gia định giá hàng đầu tin rằng, người Đức vẫn có lợi thế lớn về sự hiện diện, thương hiệu và chất lượng toàn cầu. "Nhưng cuộc chiến trong tương lai sẽ diễn ra trên lĩnh vực đổi mới, bao gồm cả số hóa", ông nói với DW.

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, họ thu về 31,3 nghìn tỷ RMB (4 nghìn tỷ EUR) vào năm 2020. Mặc dù dẫn đầu trong các lĩnh vực như 5G, truyền thông lượng tử và đường sắt, Trung Quốc vẫn ở chưa thể đứng top 1 về sản xuất tiên tiến.

Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Đức chứa ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp phức tạp như máy móc, dược phẩm và sản phẩm ô tô. Theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế Đức (IW), tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng nhập khẩu của EU từ Trung Quốc đã tăng từ 50,7% năm 2000 lên 68,2% vào năm 2019.

Vào tháng 6/2021, 6 bộ ngành của Trung Quốc đã cùng ban hành hướng dẫn rằng đến năm 2025, quốc gia này đặt mục tiêu phát triển 10.000 doanh nghiệp "tiểu khổng lồ (little giant)" chuyên về các lĩnh vực ngách và 1.000 doanh nghiệp top 1 trong một lĩnh vực duy nhất.

"Trung Quốc đã tích lũy kinh nghiệm phong phú trong việc phát triển những gã khổng lồ, như Huawei trong quá khứ. Bây giờ chúng ta cần chuyển trọng tâm chính sách để leo lên trên trong nấc thang sản xuất vào giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14", Tian Yun, Phó giám đốc Hiệp hội Hoạt động Kinh tế Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu.

Sự thay đổi chính sách chiến lược của Trung Quốc trong 5 năm tới là tập trung vào các đột phá trong các lĩnh vực và chuỗi cung ứng cụ thể, quan trọng – những lĩnh vực mà Trung Quốc có thể dễ bị tổn thương trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ.

Ông Jürgen Matthes từ Viện Kinh tế Đức, nói với Deutsche Welle: "Các nhà vô địch giấu mặt – mittelstand - có lịch sử lâu đời về chuyên môn, nhưng Trung Quốc cũng đang bắt kịp, đôi khi cũng bằng cách mua lại các mittelstand ở Đức". Trong giai đoạn 2014-2020, có 300 thương vụ mua lại của Trung Quốc đối với các công ty Đức và có khá nhiều mittelstand trong đó.

Mô hình “trăm năm” của siêu cường Đức mạnh đến mức nào mà bất bại trước Covid-19, Trung Quốc còn nhăm nhe “sao chép” để trở thành số 1 về công nghiệp? - Ảnh 5.

KA Schmersal, một Mittelstand chuyên về công nghệ bảo an, đã hoạt động tại Trung Quốc từ năm 1997. Ông chủ Michael Ambros cho hay: "Nhà máy ở Trung Quốc là một bản sao của nhà máy ở Wuppertal. Đó là lý do tại sao chúng tôi không ghi Sản xuất tại Trung Quốc hay Sản xuất tại Đức, mà chỉ ghi Sản xuất bởi Schmersal".

Ông Matthes nhấn mạnh: "Các mittelstand nên lo lắng về việc các công ty Trung Quốc tiến vào thị trường nội địa của chính họ. Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở thị trường Đức, bởi vì các mittelstand Đức thực sự mang tính toàn cầu. Hầu hết bọn họ tạo ra hơn 80% doanh thu từ thị trường quốc tế. Không nghi ngờ gì rằng, nếu sao chép được mô hình này, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khó nhằn nhất cho người Đức".

https://cafef.vn/mo-hinh-tram-nam-cua-sieu-cuong-duc-manh-den-muc-nao-ma-bat-bai-truoc-covid-19-trung-quoc-con-nham-nhe-sao-chep-de-tro-thanh-so-1-ve-cong-nghiep-2022030609200097.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
41 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
28 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
53 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
45 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.