Mở lại đường bay quốc tế là cơ hội “vàng” của hàng không

17/02/2022 10:20
Suốt gần 2 năm phải "đóng băng" vì dịch bệnh, hiện các đường bay quốc tế được mở lại. Việc này giống như liều thuốc “hồi sinh” với các hãng bay và ngành du lịch, kinh tế…

Từ 15/2, Việt Nam dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên các chuyến bay quốc tế với các quốc gia và vùng lãnh thổ như lúc chưa có dịch COVID-19. Đây giống như liều thuốc “hồi sinh” với các hãng bay và ngành hàng không vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.

Phóng viên VOV.VN có cuộc trao đổi với ông Đinh Việt Thắng -Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam về những vấn đề liên quan đến việc này. Ông Thắng khẳng định, thời điểm này, các cảng hàng không quốc tế đã sẵn sàng điều kiện để khai thác toàn mạng bay quốc tế, trong khó khăn thì đây lại là cơ hội, không có cơ hội nào tốt hơn bây giờ, và các hãng hàng không của chúng ta chuẩn bị nguồn lực tốt để tiếp cận ngay cơ hội mở cửa trở lại.

PV: Thưa ông, việc chúng ta dỡ bỏ và khôi phục hoàn toàn các đường bay quốc tế dựa trên những cơ sở nào?

Ông Đinh Việt Thắng: Việc khôi phục lại các đường bay quốc tế như trước dịch là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đã xây dựng lộ trình, bắt đầu thí điểm mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 1/1/2022. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi thường xuyên tổng kết, đánh giá và đến thời điểm hiện tại Cục Hàng không thấy là thời điểm chín muồi để thực hiện mở cửa lại hàng không quốc tế bình thường sau 1 tháng thí điểm mở lại.

PV: Ông đánh giá như thế nào về các công việc chúng ta đã thực hiện trong thời gian vừa qua và số lượng khách quốc tế đến Việt Nam thông qua các chuyến bay thương mại này là bao nhiêu?

Ông Đinh Việt Thắng: Số lượng khách quốc tế theo ghi nhận của Cục Hàng không từ 1/1/2022- 12/2/2022 chúng ta đã đón 118.000 khách quốc tế, đây là con số rất đáng mừng, tuy nhiên so với trước dịch thì đây là con số rất khiêm tốn.

Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện, Cục Hàng không thường xuyên trao đổi với các hãng bay, các hãng hàng không nước ngoài, nhà chức trách hàng không nước ngoài, tất cả họ đều mong muốn chúng ta khôi phục lại các đường bay bình thường như trước khi có dịch để các hãng hàng không chủ động xây dựng kế hoạch bay, cũng như hành khách có nhiều cơ hội tiếp cận vào các lịch bay, các chuyến bay hơn.

Như chúng tôi đã đánh giá và báo cáo, toàn bộ các chuyến bay trong thời gian qua đảm bảo các yếu tố phòng dịch.

PV: Trong bối cảnh dịch bệnh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn còn khá căng thẳng, tâm lý đi lại của người dân vẫn chưa thật sự an tâm, vậy thì chúng ta tính toán về tần xuất các đường bay như thế nào, ưu tiên đường bay nào hiệu quả?

Ông Đinh Việt Thắng: Thực tế số liệu 118.000 khách chúng ta thực hiện bay trong 1 tháng qua, Cục Hàng không ghi nhận chủ yếu là khách bay thương mại, tức là khách đi làm kinh tế, công vụ và đặc biệt là khách hồi hương. Vì trong thười gian vừa qua chúng ta chưa thu hút được khách du lịch.

Chính vì vậy, để đảm bảo các yêu cầu cấp bách khôi phục lại và để đảm bảo cho hoạt động bình thường cho ngành hàng không sau thời gian dài gặp khó khăn, chúng ta bắt buộc phải khôi phục thị trường khách du lịch.

Trong giai đoạn 1 chúng ta thực hiện mở tại 9 thị trường, thực tế chúng ta đã mở được 8 đường bay, vì riêng Trung Quốc thì phía bạn vẫn đang kiểm soát rất chặt việc phòng chống dịch, nên phía nhà chức trách hàng không Trung Quốc cũng đề nghị chúng ta tạm thời chưa cho mở lại, thời gian thích hợp sẽ mở cửa trở lại.

Giai đoạn 2 chúng ta tiếp tục mở đến các thị trường xa như là Úc, Châu Âu…hiện nay tất cả các thị trường trọng yếu của chúng ta khai thác trước dịch thì đến nay đều đã khai thác trở lại.

Và chúng tôi còn có kế hoạch là trong thời gian tới, tranh thủ cơ hội chúng ta sẽ mở thêm một số đường bay quốc tế mới.

PV: Trung Quốc hiện vẫn đóng cửa với các đường bay quốc tế. Đây là một thì trường tiềm năng lớn với khách du lịch. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đối với việc mở lại các đường bay quốc tế của các hãng hàng không trong nước?

Ông Đinh Việt Thắng: Việc chúng ta chưa mở được lại đường bay quốc tế đến Trung Quốc là một thiệt thòi, khó khăn rất lớn đối với hàng không. Năm 2019 trước khi có dịch, thị trường Trung Quốc là 7,6 triệu khách, đứng thứ 2 trong các thị trường khách du lịch của chúng ta, sau thị trường hàn Quốc sấp sỉ 10 triệu khách.

Chúng tôi đánh giá Trung Quốc không chỉ là thị trường đứng thứ 2, mà còn là thị trường tiềm năng nhất trong các thị trường khách quốc tế của chúng ta. Xác định như vậy, chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với nhà chức trách hàng không Trung Quốc và phía bạn cũng cam kết khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng thì sẽ khôi phục ngay các đường bay giữa 2 nước.

Hơn nữa, đây không chỉ là các chuyến bay giao thương thương mại mà còn có ý nghĩa chính trị rất lớn.

PV: Bộ Văn hóa –Thể thao và Du lịch cũng đã lên kế hoạch đón tất cả khách quốc tế đến Việt Nam và đưa khách đi du lịch Việt Nam qua tất cả các cửa khẩu từ 31/3 tới đây. Chúng ta có đưa ra quy định hạn chế gì về đối tượng và mục đích đi lại hay không, bao gồm khách có quốc tịch Việt Nam, kiều bào và khách nước ngoài?

Ông Đinh Việt Thắng: Việc từ 15/2 chúng ta khôi phục lại hoàn toàn tất cả các hoạt động bay và quyền bay của các hãng hàng không mà chúng ta đã thỏa thuận với các hãng hàng không, các nhà chức trách hàng không, các quốc gia trước dịch.

Như vậy là các hãng hàng không có quyền bay với số lượng chuyến bay vận tải cung ứng như trước dịch và các hãng hàng không mới có quyền xin phép mở các chuyến bay mới, miễn là có trong hiệp định hàng không cho phép giữa 2 quốc gia.

PV: Được biết sắp tới hàng không Việt Nam sẽ có thêm các đường bay, tuyến bay mới đến Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, theo ông những đường bay mới này liệu có là hơi sớm hay không khi dịch vẫn chưa phải được khống chế hoàn toàn?

Ông Đinh Việt Thắng: Không hẳn thế. Trong khó khăn thì nó lại là cơ hội, không có cơ hội nào tốt hơn bây giờ, và các hãng hàng không của chúng ta chuẩn bị nguồn lực tốt để tiếp cận ngay những thị trường mới này. Bởi vì sau dịch thì việc cạnh tranh du lịch giữa các quốc gia rất gay gắt.

Đơn cử như vào đầu tháng 1/2022 chúng tôi có trao đổi với nhà chức trách hàng không Thái Lan, họ cũng chỉ khống chế chúng ta 1 tuần chỉ được 2 chuyến bay đến Thái Lan và khách vào phải cách ly bắt buộc. Nhưng sau khi thấy chúng ta mở cửa với một số nước và một số nước cũng xúc tiến mở cửa lại thì Thái Lan lập tức thay đổi chính sách và sau đó, nhà chức tránh hàng không Thái Lan đã trao đổi với Cục Hàng không Việt Nam và họ thống nhất mở lại bình thường tất cả các chuyến bay, họ cũng không yêu cầu quá khắt khe đối với tất cả hành khách khi nhập cảnh vào Thái Lan nữa.

Đối với chúng ta cũng như vậy, để khôi phục lại thị trường hàng không quốc tế, đặc biệt là thị trường du lịch thì chúng ta phải có những điều kiện đơn giản, thuận lợi khi tiếp cận thị trường của chúng ta.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
7 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
8 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
9 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
9 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
10 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.