Mở rộng QL1: Ảnh hưởng đến dân, không giải quyết được thì ra tòa

14/12/2017 15:41
Sáng 14/12, Bộ GTVT đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết bồi thường cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Thanh Hoá – Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Hơn 35 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ước tính có khoảng 35.814 hộ dân bị ảnh hưởng với dự kiến kinh phí đền bù nằm ngoài trách nhiệm bảo hiểm do chủ đầu tư mua khoảng 166,793 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc bồi thường cho các hộ dân có nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi GPMB bị ảnh hưởng nêu trên tại một số dự án chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết dứt điểm, dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, làm hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Theo ông Thể, việc thi công xây dựng các hạng mục công trình giao thông có tính chất đặc thù, công trình trải dài theo tuyến và thường phải sử dụng các máy móc, thiết bị thi công có tải trọng lớn, tạo rung chấn, chấn động hoặc sức ép lên nền đất.

Do đó, không thể tránh khỏi việc làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng hiện có ở gần khu vực thi công xây dựng công trình, nằm ngoài phạm vi GPMB của dự án, đặc biệt đối với nhà ở, công trình của người dân hai bên tuyến đường tại khu vực đô thị hoặc khu vực đông dân cư.

Người đứng đầu Bộ GTVT cho biết, về cơ bản, các bộ đều thống nhất sự cần thiết việc bồi thường thiệt hại nêu trên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án và để đảm bảo an sinh xã hội, quyền lợi của người dân.

Nhưng do các quy định pháp luật trước đây và hiện nay chưa hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan để thực hiện bồi thường thiệt hại cho nhà ở, công trình của người dân nằm ngoài phạm vi GPMB dự án bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng nêu trên nên chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Đặc biệt, việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ từ nguồn kinh phí GPMB của dự án để chi trả bồi thường thiệt hại chưa được quy định trong các văn bản Luật, Nghị định của Chính phủ.

Do vậy, để có đầy đủ cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng, tránh việc khiếu kiện đông người kéo dài và thực hiện quyết toán công trình, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, cho phép Bộ GTVT được sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ của các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên để chi trả bồi thường thiệt hại (ngoài phần thuộc trách nhiệm do bảo hiểm chi trả) cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi GPMB bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án này.

Phần vốn này được lấy từ kinh phí GPMB trong tổng mức đầu tư của các dự án và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, Hội đồng GPMB địa phương xem xét, xác định đối tượng, mức độ ảnh hưởng, quyết định giá trị thiệt hại và thực hiện chi trả bồi thường trên cơ sở kết quả giám định tổn thất của đơn vị tư vấn giám định độc lập.

Không giải quyết được thì ra tòa

Cho ý kiến về việc này, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh, về quan điểm, khi thi công mà ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà dân phải có bồi thường cho dân. Tuy nhiên, theo ông Bình, vấn đề cần làm rõ là trách nhiệm và đồng tiền ở đâu? Thuộc Chính phủ, về Bộ Xây dựng hay trách nhiệm thuộc nhà thầu?

Thậm chí theo ông Bình, cũng phải tính đến phương án đưa vấn đề này ra toà xử lý trách nhiệm hành chính, dân sự. “Trách nhiệm thuộc về ai người đó trả chứ nhà nước không trả cái này. Việc này sẽ tạo ra tiền lệ từ nay về sau với những vi phạm trong xây dựng, kể cả công trình nhà nước vi phạm thì đưa ra toà chứ không thể lấy tiền của nhà nước”, ông Bình nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho rằng, vấn đề này thuộc về dân sự, luật quy định rõ ràng. Có 2 loại bồi thường là bồi thường thiệnt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu có hành vi dẫn đến hậu quả là hành vi thi công công trình, hậu quả làm ảnh hưởng nhà dân, làm nứt, sụt lún nhà dân, như vậy giữa hành vi và hậu quả có quan hệ với nhau.

“Lỗi ở đây là do thi công thì nhà thầu phải bồi thường. Nếu Chính phủ cam kết cứ để cho nhà thầu làm, ảnh hưởng đến nhà dân thì Chính phủ chịu trách nhiệm. Nếu không có thoả thuận ấy thì nhà thầu phải chịu, không thoả thuận được thì ra toà”, bà Nga nói.

Đại diện Bộ Xây dựng cũng cho rằng, bộ này đã có nhiều vă bản gửi Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ và đồng tình với các ý kiến trên. Đầu tiên đây là trách nhiệm dân sự và sự liên quan trực tiếp chủ thể thực hiện ở đây là giữa nhà thầu và người dân trực tiếp bị ảnh hưởng.

Về trách nhiệm của Bộ Xây dựng, trong việc thi công và đưa ra các giải pháp thi công, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời các đề nghị, về trách nhiệm của nhà thầu trong thi công cũng như giải pháp thiết kế kỹ thuật thì đã được quy định trong Luật Xây dựng, trách nhiệm thuộc về nhà thầu và tư vấn thiết kế.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
27 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
12 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
48 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
36 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
21 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.