Mở rộng sang lĩnh vực khóa thông minh, Việt Tiệp vẫn sống tốt với lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm

15/05/2021 07:56
Năm 2020, Việt Tiệp đã ghi nhận 43,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 45% so với năm trước.

Là thương hiệu quen thuộc với hầu hết các gia đình, khóa Việt Tiệp thuộc CTCP Khóa Việt – Tiệp đã gây dựng được thị phần lớn mạnh từ những ngày đầu thành lập. Sau gần 50 năm, khóa Việt Tiệp vẫn bền bỉ chinh phục thị trường nội địa thông qua giá cả hợp lý, chất lượng ổn định cùng hệ thống đại lý phân phối rộng khắp.

Lãi năm 2020 hơn 4 chục tỷ, không có nợ xấu

Thành lập từ năm 1974 với tiền thân là Xí nghiệp khóa Hà Nội, tới nay, khóa Việt Tiệp giữ vị thế là một trong những thương hiệu khóa hàng đầu Việt Nam. Công ty chiếm khoảng 70% thị trường khóa trong nước với 6 chi nhánh – văn phòng và hơn 180 đại lý, hàng nghìn cửa hàng cung cấp đầy đủ chủng loại ổ khóa cũng như phụ kiện trên cả nước.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Tiệp đang phải đối mặt với không ít khó khăn, không chỉ từ áp lực cạnh tranh các thương hiệu trong nước mà còn là cơn lốc đổ bộ bởi các dòng sản phẩm ngoại nhập, thêm vào đó là ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nhu cầu tiêu dùng mọi nhà. Tuy nhiên với tư duy mới của ban lãnh đạo công ty là đối mặt với cạnh tranh đã đưa thương hiệu khóa Việt Tiệp đứng vững và tiến lên mạnh mẽ.

Nhờ những nỗ lực đó, Việt Tiệp đã có những khởi sắc trong nhiều mặt sau sự sụt giảm trong kinh doanh của hai năm 2018 và 2019. Doanh thu trong năm 2020 đạt hơn 960 tỉ đồng, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi công tác cắt giảm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng rất hiệu quả đã giúp lãi sau thuế thu được năm 2020 tăng ấn tượng 45,3% so với năm trước, ở mức 43,4 tỷ đồng. Tổng sản phẩm sản xuất trong năm đạt 20,69 triệu sản phẩm, hoàn thành 100,9% kế hoạch.

Mở rộng sang lĩnh vực khóa thông minh, Việt Tiệp vẫn sống tốt với lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Ngoài ra, nợ phải thu xấu chỉ chiếm xấp xỉ 0,5% tỉ trọng tổng tài sản, ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty; trong năm 2020 Việt Tiệp không có nợ phải trả xấu.

Sản phẩm khóa Việt Tiệp năm 2020 đạt top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, được chứng nhận là doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam ASEAN.

Cuộc cách mạng công nghệ từ sản phẩm đến truyền thông

Những năm gần đây, Việt Tiệp đặc biệt không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị sản xuất. Không những đầu tư nhập khẩu thiết bị mới, công ty còn khuyến khích công nhân viên nghiên cứu, sáng chế thiết bị mới.

Đồng thời, giữa kỷ nguyên công nghệ số, bên cạnh các sản phẩm khóa truyền thống, công ty đã đầu tư phát triển hàng loạt các sản phẩm khóa điện tử thông minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, cho đến nay đã có hơn 300 loại sản phẩm khác nhau.

Mới đây, ngày 16/3/2021, công ty đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược cùng anh cả trong lĩnh vực nhà thông minh Việt - CTCP Lumi Việt Nam trong công tác nghiên cứu và sản xuất Khóa thông minh "Make in Việt Nam". Trước đó, Việt Tiệp cũng đã cho ra mắt dòng khóa thông minh Innoviti được tích hợp nhiều phương thức mở cửa hiện đại như khóa vân tay, khóa mã số, khóa thẻ từ và chìa khóa cơ.

Cuộc cách mạng về phát triển thương hiệu Việt-Tiệp còn được thực hiện trên lĩnh vực truyền thông thông qua các công cụ hiện đại. Mạng xã hội được sử dụng nhằm truyền tải kiến thức nhận biết khóa thật – khóa giả; đồng thời trực tiếp hỗ trợ mua sản phẩm với khách hàng ở xa.

Về kế hoạch chỉ tiêu trong năm 2021, Việt Tiệp phấn đấu tăng trưởng chung từ 8% trở lên so với năm 2020, cụ thể, mục tiêu doanh thu đạt 1.030 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ sản phẩm mới kỳ vọng đạt 30 tỷ đồng; năng lực sản xuất đạt 22,32 triệu sản phẩm. Công ty phấn đấu chia cổ tức cho cổ đông trong khoảng 15-20%. Tổng mức đầu tư trong năm 2021 dự kiến khoảng 40 tỷ đồng.

Với bề dày kinh nghiệm tồn tại trong suốt gần 5 thập kỷ qua, cùng với sự năng động và sáng tạo, khóa Việt Tiệp không chỉ tự tin giữ vững lòng tin của người tiêu dùng trong nước, mà còn tạo vị thế sẵn sàng cạnh tranh với các dòng sản phẩm nước ngoài.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
7 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
7 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
7 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
4 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.