Trong ngày đầu tiên niêm yết tại Hồng Kông, cổ phiếu Alibaba tăng 7,7%, ghi nhận mức tăng kỷ lục bất chấp bối cảnh các cuộc biểu tình ở thành phố này vẫn căng thẳng. Ngày hôm nay, 25/11, chủ tịch Daniel Zhang, với chiếc pin cài áo biểu tượng Alibaba, cùng các quan chức Hồng Kông đã đánh tiếng chuông đầu tiên tại buổi lễ, đánh dấu cho sự kiện niêm yết cổ phiếu lớn nhất thành phố trong năm nay. Bắt đầu phiên giao dịch, cổ phiếu của "gã khổng lồ" ngành thương mại điện tử của Trung Quốc bật tăng lên tới 189,50 HKD, trong khi mức giá khởi điểm là 176 HKD.
Tại đây, công ty có giá trị lớn nhất châu Á đã huy động được khoảng 11 tỷ USD, đây là một con số đáng kinh ngạc trong bối cảnh nhiều "ngôi sao sáng" của Trung Quốc đã tìm đến Mỹ để niêm yết. Sự kiện ra mắt có thành tích ngoạn mục này báo hiệu niềm tin vào tương lai của Hồng Kông - thành phố đang bị nhấn chìm bởi các cuộc biểu tình bạo lực, đồng thời Alibaba cũng gặt hái được thiện chí từ phía Bắc Kinh. Thương vụ IPO này giúp các nhà đầu tư đại lục có thể mua cổ và bán cổ phiếu Alibaba dễ dàng hơn, bởi trước đây chủ yếu được niêm yết tại New York.
Ngoài ra, đây cũng là một động thái cho thấy Alibaba đang "trở về nhà". 5 năm trước, công ty này thực hiện thương vụ IPO 25 tỷ USD tại New York, "đập tan" tham vọng của Hồng Kông. Niêm yết tại Hồng Kông là "mong ước" từ rất lâu của nhà sáng lập Jack Ma - nhà sáng lập Jack Ma. Hơn nữa, công ty của ông đã nỗ lực duy trì đà tăng trưởng ở thời điểm các động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ. Cũng như đại gia internet - Tencent, việc tìm hướng phát triển tại các thị trường mới của Alibaba vấp phải mâu thuẫn với Mỹ trong mọi lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ cho tới đầu tư.
Daniel Zhang tại sự kiện khởi động IPO lần hai trên sàn HKEX.
Tân chủ tịch Zhang phát biểu trong tiếng vỗ tay: "Chúng tôi đã trở về nhà. Chúng tôi quay trở lại với Hồng Kông. Điều này bù đắp phần nào cho sự hối tiếc của chúng tôi 5 năm về trước."
Một cái tên nổi tiếng như Alibaba có thể thu hút các nhà đầu tư và tăng thanh khoản giao dịch cho sàn Hong Kong, nơi vừa chứng kiến lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm khi thất bại trong thương vụ mua lại sàn London hồi tháng 9. Quyết định niêm yết bất chấp tình trạng biểu tình leo thang của Alibaba khiến lãnh đạo của thành phố này "thở phào", phần nào thể hiện cho cả thế giới thấy rằng nơi này dù gặp khó khăn nhưng trong trong tương lai vẫn là một trung tâm tài chính. Ngoài ra, việc Alibaba phát hành cổ phiếu tại Hồng Kông có thể là yếu tố hấp dẫn những kỳ lân công nghệ của Trung Quốc từ Didi Chuxing đến ByteDance chọn sàn Hồng Kông thay vì Mỹ.
Andrew Sullivan, giám đốc của Pearl Bridge Partners, nhận định: "Alibaba sẽ là ánh sáng dẫn lối cho nhiều công ty khác. Bạn có thể sẽ thấy một số tiền mới được phân bổ. Sau đó là lôi kéo đối thủ cạnh tranh sừng sỏ Tencent cũng niêm yết tại đây."
Hiện tại, khoản vốn mới được huy động sẽ giúp Alibaba đầu tư cho cuộc cạnh tranh với các đối thủ trong nước. Công ty này có thể đang tăng khoản tiền mặt lên 44 tỷ USD, cao hơn bất kỳ công ty nào và gần như gấp đôi so với Tencent. Số vốn mới có thể hỗ trợ cho cuộc cạnh tranh với Tencent và Baidu trong lĩnh vực điện toán đám mây và giải trí, với Meituan Dianping trong dịch vụ giao thực phẩm và du lịch, với tất cả các công ty khác về hoạt động đầu tư vào các start-up triển vọng, cuối cùng là nâng thị phần. Hơn nữa, Alibaba còn có thể thu hút dòng vốn của nhà đầu tư từ những đối thủ này.