Có tất cả 9 nhân vật xuất hiện trong bức ảnh và dưới đây là phân tích vị trí đứng, vị trí ngồi và biểu cảm của họ bên bàn đàm phán thương mại:
Tấm ảnh được đăng trên Twitter của Thủ tướng Đức Merkel
1. Donald Trump, Tổng thống Mỹ
Ông Trump đã gây sốc cho đồng minh và các nước láng giềng – bao gồm EU, Mexico và Canada- khi gần đây ông thông báo Mỹ sẽ áp 10% thuế nhôm và 25% thuế thép nhập khẩu lên các nước đồng minh. Các nước này đều đang đe dọa sẽ có những biện pháp trả đũa và những rạn nứt che phủ cả Hội nghị Thượng đỉnh G7, đôi khi khiến Tống thống Mỹ bị cô lập. Ông Trump ra về sớm và phàn nàn rằng nước Mỹ "giống như cái ống heo tiết kiệm mà ai cũng muốn cướp". Nhưng quan hệ của ông với các nhà lãnh đạo G7 khác vẫn có thể chấm điểm ở mức 10/10.
2. John Bolton, Cố vấn an ninh Mỹ
Chỉ mới 3 tháng sau khi được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm cố vấn an ninh nhưng ông John Bolton đã tạo được ảnh hưởng nhất định. Một trong những lập luận của Tông thống về vấn đề thuế quan là dựa trên "nền tảng an ninh quốc gia" – một quan điểm và ông Bolton đã ủng hộ mạnh.
3. Không rõ danh tính
4. Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật
Ông Abe hiện đang chịu áp lực phải "về phe" với các nước muốn trả đũa chính sách áp thuế thép nhập khẩu của Mỹ. Điều này đã đặt ông vào tình thế khó xử. Ông đã tạo dựng mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống Trump và hai vị lãnh đạo đã gặp nhau ít nhất 10 lần kể từ khi ông Trump trở thành ông chủ Nhà Trắng.
5. Yasutoshi Nishimura, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản
Nghị sĩ Thượng Nghị viện Yasutoshi Nishimura đã từng làm việc trong Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế
6. Angela Merkel, Thủ tướng Đức
Bà Merkel đang đi đầu trong các cuộc đàm phán để cố gắng giải quyết những bất đồng trong Hội nghị thượng đỉnh. Vai trò của bà được thể hiện rất rõ trong tấm ảnh bà đăng tải. Hôm 8-6, bà Merkel đã trình bày ý tưởng thiết lập cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh, khi được hỏi về mối quan hệ giữa bà với Tổng thống Trump, bà Merkel nói rằng bà và ông Trump không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau nhưng luôn sẵn sàng đối thoại. "Tôi có thể nói rằng tôi duy trì mối quan hệ thẳng thắn và cởi mở với Tống thống Mỹ".
Tư thế và dáng vẻ tự tin của bà Merkel đã được bàn tán rất nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người nói rằng hình ảnh này khiến họ gợi liên tưởng đến cảnh một cô giáo (bà Merkel) đang giáo huấn một học sinh bướng bỉnh (Tổng thống Trump).
7. Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp
Ông đã tham gia vào một cuộc tranh luận với Tổng thống Trump về vấn đề thuế quan chỉ vài giờ trước khi Hội nghị Thượng đỉnh G7 bắt đầu. Điều này khiến dư luận hoài nghi liệu có phải mối "tình bằng hữu" giữa hai nhà lãnh đạo để chấm dứt không. Mặc dù vậy, cả hai vẫn tỏ ra thân thiện với nhau. Đoàn tháp tùng Tổng thống Macron cho biết những cuộc trao đổi của ông với ông Trump rất "thẳng thắn và thiết thực".
8. Theresa May, Thủ tướng Anh
Trong cuộc điện đàm tuần trước, bà May đã nói với ông Trump rằng việc Mỹ áp thuế quan như vậy là "vô lý và gây thất vọng sâu sắc". Nhưng tại hội nghị thượng đỉnh bà lại thể hiện giọng điệu ôn hòa hơn và còn kêu gọi các nhà lãnh đạo khác nên tránh xa bờ vực chiến tranh thương mại.
9. Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia
Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump ra sức bảo vệ động thái tăng thuế quan của ông Trump và nói rằng Tổng thống của ông không nên bị quy trách nhiệm trong những xung đột thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ với các đồng minh. Ông Kudlow nói rằng đề xuất bỏ thuế quan giữa các nước đồng minh G7 mà ông Trump từng đề xuất là "cách tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế"
Tấm ảnh được đăng trên ter của Tổng thống Pháp Macron
Tổng thống Pháp Macron cũng đăng lên trang Twitter của ông một tấm ảnh chụp cùng thời điểm với tấm ảnh bà Merkel đăng trên Instagram nhưng từ một góc chụp khác. Tấm ảnh ông Macron đăng cho thấy rõ hơn sự đông đúc của phòng đàm phán khi các nhà lãnh đạo và trợ lý gần như tập trung quanh tổng thống Trump.